hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 28/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Án phí chia thừa kế 2023 là bao nhiêu?

Án phí chia thừa kế năm 2023 là bao nhiêu? Người nào phải chịu án phí trong vụ án chia thừa kế? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, chúng tôi đang thực hiện khởi kiện ra tòa án nhân dân để chia thừa kế do không tự thống nhất được việc phân chia, khai nhận di sản.

Xin hỏi Luật sư, án phí chia thừa kế hiện nay được tính như thế? Mức án phí cụ thể là bao nhiêu?

Người nào phải chịu án phí chia thừa kế theo quy định hiện hành?

Trân trọng cảm ơn.

Chào bạn, với câu hỏi liên quan đến vấn đề cách tính, người phải chịu án phí chia thừa kế mà bạn quan tâm, chúng tôi giải đáp như dưới đây.

Án phí chia thừa kế là bao nhiêu? Tính thế nào?

Trước hết, án phí chia thừa kế được hiểu là khoản chi phí mà đương sự trong vụ án dân sự về chia thừa kế có nghĩa vụ phải đóng nộp cho Nhà nước.

Đây là khoản chi phí do Hội đồng xét xử quyết định và được ghi nhận cụ thể trong bản án giải quyết vụ án dân sự chia thừa kế (sơ thẩm hoặc phúc thẩm).

Cách tính số tiền án phí chia thừa kế được thực hiện theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 với mức án phí sơ thẩm và phúc thẩm là khác nhau.

Về cơ bản, án phí vụ án dân sự chia thừa kế được xác định dựa trên giá trị tài sản phân chia, số tài sản mà đương sự nhận được do đây là vụ án tranh chấp về dân sự có giá ngạch.

  • Án phí chia thừa kế, án phí giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án... đều là những loại tranh chấp được tính án phí theo giá ngạch;

  • Đối với những án phí chia thừa kế mà không tính theo giá ngạch thì án phí chia thừa kế dân sự sơ thẩm được tính là 300.000 đồng;

Án phí dân sự phúc thẩm vụ án chia thừa kế được ấn định mức cố định (300.000 đồng).

Trừ các trường hợp được miễn, cách tính án phí dân sự sơ thẩm vụ án chia thừa kế và phúc thẩm như sau:

Án phí dân sự sơ thẩm vụ án chia thừa kế

Án phí dân sự phúc thẩm vụ án chia thừa kế

(đơn vị tính: đồng)

Giá trị di sản thừa kế phân chia

(đơn vị tính: đồng)

Mức án phí

(đơn vị tính: đồng)

≤ 6 triệu

300.000

300.000 đồng đối với mọi tranh chấp

> 6 triệu - ≤ 400 triệu

5% giá trị tài sản tranh chấp

> 400 triệu - ≤ 800 triệu

20 triệu + 4% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu

> 800 triệu - ≤ 2 tỷ

36 triệu + 3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu

> 2 tỷ - ≤ 4 tỷ

72 triệu + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ

> 4 tỷ

112 triệu + 0,1% phần giá trị tài sản vượt quá 4 tỷ

Ban hành tại bảng danh mục án phí, lệ phí tòa án kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Như vậy, án phí chia thừa kế được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp nếu là xét xử sơ thẩm và là 300.000 đồng nếu là xét xử phúc thẩm.

Mức án phí cụ thể mà đương sự phải chịu được ghi nhận rõ trong bản án dân sự sơ thẩm/bản án dân sự phúc thẩm vụ án chia thừa kế.

Cách tính án phí chia thừa kếCách tính án phí chia thừa kế

Ai phải chịu án phí chia thừa kế?

Người phải chịu án phí chia thừa kế là người có nghĩa vụ đóng nộp khoản tiền được hội đồng xét xử ghi nhận rõ trong bản án.

Thường, đương sự nhận được tài sản thừa kế là người phải đóng nộp án phí tương ứng với phần tài sản mà mình được nhận nếu là án phí dân sự sơ thẩm và người kháng cáo nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể tại các giai đoạn tố tụng khác nhau, mức án phí này có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm vụ án tranh chấp về thừa kế

Người chịu án phí dân sự phúc thẩm

Trường hợp chia thừa kế

Mức án phí phải chịu

Người chịu án phí

Đương sự không xác định được tài sản của mình trong khối tài sản chung

100%

Đương sự chịu án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng

  • Đương sự kháng cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án/quyết định sơ thẩm;

  • Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án/quyết định sơ thẩm;

    • Nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại theo quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm vụ án dân sự tranh chấp về chia di sản thừa kế;

  • Đương sự không phải chịu án phí nếu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại;

    • Nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại theo quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm vụ án dân sự tranh chấp về chia di sản thừa kế;

Trước khi mở phiên tòa, các đương sự thỏa thuận được về việc phân chia

50%

Nếu chia thừa kế có liên quan đến quan đến người thứ 3 mà người thứ 3 có yêu cầu độc lập hoặc không có yêu cầu độc lập

100% hoặc 50%, tùy thuộc có hòa giải thành hoặc không

  • Không có yêu cầu độc lập/hoặc có yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí với phần được chấp nhận;

  • Có yêu cầu độc lập nhưng không được Tòa án chấp thuận thì phải chịu án phí dân sự có giá ngạch như chúng tôi đã trình bày ở phần trên;

Tài sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ

100% (300.000 đồng)

Đương sự yêu cầu chia phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch

Khoản 7 Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Như vậy, người chịu án phí chia thừa kế cấp sơ thẩm và phúc thẩm là khác nhau.

Tại cấp sơ thẩm, thường người có nghĩa vụ chịu án phí là người được nhận tài sản thừa kế, mức án phí tương ứng với giá trị tài sản được nhận.

Ví dụ, như án phí trong trường hợp chia thừa kế đất theo luật thừa kế đất đai không di chúc, chia thừa kế tài sản là động sản... đều được áp dụng theo giá ngạch/giá trị tài sản.

Đối với án phí phúc thẩm, nếu kháng cáo được chấp thuận thì người kháng cáo không phải chịu án phí, ngược lại, nếu không được chấp thuận thì phải chịu án phí.

HieuLuat đã cung cấp, giải đáp cho bạn đọc về vấn đề án phí chia thừa kế, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X