hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 17/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Có nhiệm vụ thế nào?

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện thường chia ra bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa khoa… Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 hiện nay được quy định thế nào? Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 có nhiệm vụ gì, khác nhau ra sao?

Câu hỏi: Tôi vừa hoàn thành chương trình cử nhân tại trường y và muốn học nâng cao thành bác sĩ chuyên khoa. Tôi muốn hỏi trình độ bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là gì? Làm thế nào để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1?

Thế nào là bác sĩ chuyên khoa?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, có thể hiểu bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao trong một lĩnh vực y khoa cụ thể, ví dụ như: thần kinh, xương khớp, răng hàm mặt, khoa nhi…

Thế nào là bác sĩ chuyên khoa?

Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững các kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên khoa mà mình chọn, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với các tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau.

Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là gì?

Căn cứ vào Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bác sĩ chuyên khoa được chia thành bác sĩ chuyên khoa 1 (I), bác sĩ chuyên khoa 2 (II) và bác sĩ nội trú bệnh viện. Không có chức danh bác sĩ chuyên khoa 3 (III) như nhiều người vẫn nghĩ.

Bác sĩ chuyên khoa 1

Bác sĩ chuyên khoa 2

Bác sĩ nội trú bệnh viện

Khái niệm

- Là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa. Vị trí của bác sĩ chuyên khoa 1 cao hơn bác sĩ chuyên khoa nội trú và chuyên khoa định hướng.

- Thông thường sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần học thêm 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng và thêm 2 năm để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

- Là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa. Bác sĩ chuyên khoa 2 có vị trí cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1.

- Bác sĩ chuyên khoa 2 áp dụng đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và được xác nhận trình độ sau đại học (thạc sĩ).

Là sinh viên trường y sau khi hoàn thành chương trình đại học, công tác tại các cơ sở y tế để nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng bản thân.

Trình độ

- Bằng cử nhân hoặc thạc sĩ ngành y (bác sĩ, dược sĩ);

- Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I;

- Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 1 có thể chuyển đổi tương đương trình độ bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học.

- Bằng thạc sĩ ngành y (bác sĩ, dược sĩ);

- Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II;

- Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 2 có thể chuyển đổi tương đương trình độ bằng tiến sĩ y học, tiến sĩ dược học.

- Bằng cử nhân ngành y (bác sĩ, dược sĩ).

- Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ nội trú bệnh viện có thể chuyển đổi tương đương trình độ thạc sĩ y học.

Nhiệm vụ

- Chuẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu…

- Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.

- Chuẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu…

- Thường làm việc tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân…) và các cơ sở thực hành lâm sàn.

- Thăm khám, chữa bệnh cho bệnh nhân tại cơ sở y tế.

- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề liên quan đến bệnh lý của bệnh nhân.

Bác sĩ chuyên khoa và đa khoa khác nhau thế nào?

Thông tin đã cho chúng ta hiểu được bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ chuyên khoa 3 là thế nào? Vậy đối với bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ đa khoa thì sao, có khác nhau không?

- Bác sĩ đa khoa (hay bác sĩ tổng quát) là bác sĩ chuyên làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân về các bệnh mãn tính, cấp tính.

Bác sĩ đa khoa khám bệnh dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện các yếu tố xung quanh và bên trong bệnh nhân, đưa ra các giải pháp, phương hướng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe.

Bác sĩ chuyên khoa và đa khoa khác nhau thế nào?

- Bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ khám, chữa bệnh liên quan đến một lĩnh vực y khoa cụ thể. Đối với vấn đề y khoa mà họ nghiên cứu chuyên sâu sẽ có trình độ, kinh nghiệm nhất định. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn có trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các công trình y học liên quan đến chuyên ngành mà mình theo học.

Thông thường, bác sĩ đa khoa sẽ khám tổng quát, đưa ra giải pháp, lời khuyên, phương hướng khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nghiêm trọng, không thể sử dụng các phương pháp cơ bản để chữa sẽ chuyển cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lý, điều trị.

Trên đây là một số thông tin về thế nào là bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định về khám chữa bệnh, trình độ chuyên môn ngành y, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X