hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm mấy người? Huấn luyện cho đơn vị nào?

Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp xã, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng. Vậy ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm mấy người? Huấn luyện cho những đơn vị nào?

 
Mục lục bài viết
  • Thẩm quyền thành lập ban chỉ huy quân sự cấp xã
  • Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm mấy người?
  • Ban chỉ huy quân sự cấp xã huấn luyện cho các đơn vị nào?
  • Nhiệm vụ của ban chỉ huy quân sự cấp xã là gì?
Câu hỏi: Tôi có thắc mắc liên quan đến việc thành lập ban chỉ huy quân sự cấp xã đó là: ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm mấy người? Nhiệm vụ của ban chỉ huy quân sự cấp xã là gì?

Thẩm quyền thành lập ban chỉ huy quân sự cấp xã

Thẩm quyền thành lập ban chỉ huy quân sự cấp xã

Thẩm quyền thành lập ban chỉ huy quân sự cấp xã

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì ban chỉ huy quân sự cấp xã do Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập.

Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng và phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

Ngoài ra, ban chỉ huy quân sự cấp xã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch nước, Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm mấy người?

Thành phần ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm 4 chức danh đó là Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên và Chính trị viên phó theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019. Những người đảm nhiệm các chức danh trên được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với Chỉ huy trưởng: chỉ huy trưởng là ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

  • Đối với Chính trị viên: chức danh này do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;

  • Đối với Chính trị viên phó: chức danh này do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;

  • Đối với Phó Chỉ huy trưởng, đây là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Đặc biệt, số lượng của Phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tùy vào tình hình thực tế của địa phương nhưng không quá 02 người đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 1, xã biên giới, ven biển, đảo và là 01 người đối với các đơn vị hành chính cấp xã còn lại.

Do đó, có thể thấy số lượng ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ gồm 4 đến 5 người tùy thuộc vào địa phương đó có 1 hay 2 Phó Chỉ huy trưởng.

Ban chỉ huy quân sự cấp xã huấn luyện cho các đơn vị nào?

Ban chỉ huy quân sự cấp xã huấn luyện dân quân tự vệ

Ban chỉ huy quân sự cấp xã huấn luyện dân quân tự vệ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 72/2020/NĐ-CP thì ban chỉ huy quân sự cấp xã có quyền quản lý hai đơn vị sau:

  • Một là đơn vị Dân quân tự vệ của cấp mình tổ chức;

  • Hai là đơn vị Dân quân tự vệ do cấp trên tổ chức trừ thời gian huấn luyện, hoạt động.

Do đó, ban chỉ huy quân sự cấp xã được giao nhiệm vụ huấn luyện đơn vị dân quân tự vệ thuộc quyền quản lý trong phạm vi cấp xã của mình hoặc khi có quyết định của cấp trên giao quản lý đơn vị dân quân tự vệ khác.

Nhiệm vụ của ban chỉ huy quân sự cấp xã là gì?

Nhiệm vụ của ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

Thứ nhất, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã;

Thứ ba, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể ở cấp xã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

Thứ tư, tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;

Thứ năm, đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền;

Thứ sáu, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng địa phương theo quy định của pháp luật.

Từ quy định trên, có thể thấy ban chỉ huy quân sự cấp xã có vai trò quan trọng trong việc quản lý, tổ chức, huấn luyện công tác quốc phòng tại xã, giúp đảm bảo an ninh quốc phòng, quân sự cho địa phương và giúp đất nước ngày càng vững mạnh.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc  liên quan đến những quy định về ban chỉ huy quân sự cấp xã. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X