Nhu cầu lấy bằng lái B1 đang ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn, nhưng không phải ai cũng biết bằng B1 có được lái xe số sàn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bằng B1 là gì? Bằng B1 có được lái xe số sàn không?
Căn cứ nội dung khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, bằng B1 được hiểu là giấy phép dành cho người không hành nghề lái xe sử dụng khi tham gia giao thông. Có bằng này, người dân có thể lái ô tô khi ra đường.
Việc sở hữu bằng B1 có được lái xe số sàn không hay chỉ được lái xe số tự động là thắc mắc của nhiều người. Theo nội dung Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có thể hiểu bằng B1 gồm bằng lái xe số tự động (B11) và bằng lái xe số sàn (B12).
Trong đó, người có bằng B1 số tự động (bằng B11) được lái những loại xe ô tô như:
- Ô tô 9 chỗ số tự động (đã gồm chỗ của người lái xe);
- Xe tải (kể cả xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn);
- Ô tô dành riêng cho người khuyết tật.
Ngoài ra, người sở hữu bằng lái B12 có thể lái:
- Ô tô 9 chỗ (đã gồm chỗ của người lái xe);
- Xe tải (kể cả xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn);
- Máy kéo kéo 01 rơ moóc dưới 3,5 tấn;
- Được phép điều khiển cả xe ô tô số sàn và xe ô tô số tự động.
Như vậy, nếu có bằng B12 (là bằng hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, không phải bằng hạng B1 số tự động) thì người tham gia giao thông được phép lái xe số sàn.
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2023/TT-BTC về mức thu phí sát hạch lái xe, trong đó chính thức tăng lệ phí sát hạch lái xe từ 01/8/2023. Cụ thể, phí sát hạch lý thuyết từ 01/8 sẽ là 100.000 đồng/lần (thay vì 90.000 đồng/lần so với thời điểm hiện tại) và thi sát hạch thực hành trong hình nâng lên thành 350.000 đồng/lần (tăng 50.000 đồng/lần). Ngoài ra, Thông tư này bổ sung mức phí sát hạch lái ô tô trên phần mềm mô phỏng thực tế là 100.000 đồng/lần. Như vậy, nếu muốn học và lấy bằng lái xe sớm thì bạn nên đăng ký sớm để tiết kiệm chi phí. |
Bằng B1 có được lái xe số sàn không theo luật hiện hành?
Bằng B1 và B2 khác nhau gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái B2 là bằng được cấp cho người hành nghề lái xe. Khi có bằng này, người tham gia giao thông ngoài việc lái được tất cả các xe ở hạng B1 (xe số sàn, số tự động) còn được lái xe chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.
So với bằng lái B1, bằng B2 có những khác biệt căn bản sau:
- Thời gian đào tạo: để có bằng B2 cần 588 giờ học, còn bằng B1 là từ 476-556 giờ;
- Thời hạn của bằng lái:
- Bằng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp;
- Bằng B1: có thời hạn đến 55 tuổi (nữ) và 60 tuổi (nam). Nếu nữ lấy bằng vào thời điểm trên 45 tuổi, nam lấy bằng khi quá 50 tuổi thì bằng có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
- Ứng dụng:
- Bằng B2: hành nghề lái xe (ví dụ: lái taxi, lái cho doanh nghiệp…);
- Bằng B1: tự lái (không được hành nghề).
Bằng B1 lái xe số sàn bị phạt bao nhiêu?
Lái xe số sàn với bằng B1 số tự động tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do kỹ năng, yêu cầu khi lái xe số sàn cao, khắt khe hơn so với lái xe tự động.
Theo điểm a khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019 và khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người nào có bằng B1 số tự động mà lái xe số sàn thì sẽ vi phạm quy định về việc có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe điều khiển, do vậy sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng.
Trên đây là một số nội dung giải đáp có liên quan câu hỏi bằng B1 có được lái xe số sàn không. Nếu còn thắc mắc, xin mời bạn đọc liên hệ 19006192 và cùng trao đổi thêm với chúng tôi.