hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 24/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên học bằng nào?

Bằng lái xe B1 và B2 đều là bằng lái xe ô tô và đang được nhiều cá nhân quan tâm học và thi sát hạch. Vậy bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên học bằng nào? Cùng phân biệt và tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?
  • Thứ nhất, sự khác nhau về phương tiện được điều khiển:
  • Thứ hai, sự khác nhau về thời gian học:
  • Thứ ba, sự khác nhau về thời hạn bằng:
  • Điều kiện học và thi bằng B1, B2
Câu hỏi: Tôi đang dự định thi bằng lái xe nhưng chưa rõ bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên thi bằng nào?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho HieuLuat. Vướng mắc của bạn, chúng tôi xin đưa các thông tin như sau:

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Bằng lái xe B1 và B2 đều được biết đến là bằng lái dành cho người điều khiển xe ô tô. Tuy nhiên, bằng lái xe hạng B1 và B2 lại là hai loại bằng với các đặc điểm cơ bản khác nhau về: phương tiện được phép điều khiển, thời gian học cũng như thời hạn sử dụng của bằng…

Để có thể lựa chọn bằng lái xe phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu công việc của mình thì việc phân biệt giữa GPLX hạng B1 và B2 rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai loại bằng này:

Thứ nhất, sự khác nhau về phương tiện được điều khiển:

Bằng B1 và B2 được điều khiển phương tiện nào?

Bằng B1 và B2 được điều khiển phương tiện nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì người được cấp GPLX hạng B1 số tự động, B1 và B2 được điều khiển các phương tiện sau:

  • Bằng lái xe hạng B1 số tự động có thể điều khiển được các phương tiện ô tô số tự động 9 chỗ ngồi và trọng tải dưới 3.500kg và ô tô dành cho người khuyết tật;

  • Bằng lái xe hạng B1 được phép điều khiển các phương tiện như: ô tô số sàn và số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi và các xe tải có tải trọng dưới 3.500kg;

  • Bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển các phương tiện như bằng lái xe hạng B1 và ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500kg.

Thứ hai, sự khác nhau về thời gian học:

Đối với những bằng lái xe được phép điều khiển những phương tiện có tải trọng lớn, yêu cầu kỹ năng lái xe cao hơn thì thời gian đào tạo lái xe cũng dài hơn so với những hạng GPLX có yêu cầu thấp hơn. Do đó, tuỳ vào mỗi hạng bằng mà thời gian đào tạo sẽ khác nhau. Nếu chỉ xét trong khuôn khổ bài viết này thì thứ tự khó cũng như thời gian đào tạo được sắp xếp như sau: hạng B1 số tự động đến hạng B1 và đến hạng B2.

Tại điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành và quy định về tổng thời gian đào tạo lái xe như sau:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Hạng giấy phép lái xe

Hạng B1

Hạng B2

Hạng C

Học xe số tự động

Học xe số cơ khí

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

3

4

4

4

2

Số ngày thực học

ngày

59,5

69,5

73,5

115

3

Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng

ngày

14

15

15

21

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

76,5

88,5

92,5

140

Như vậy, căn cứ vào bảng thời gian đào tạo trên thì có thể thấy thời gian đào tạo đối với bằng lái xe hạng B1 số tự động là 76,5 ngày tương đương với khoảng 2,5 tháng. Đối với bằng lái xe hạng B1 và B2 thì thời gian đào tạo sẽ tương đương với khoảng 3 tháng.

Thứ ba, sự khác nhau về thời hạn bằng:

GPLX là một loại giấy tờ có thời hạn sử dụng cụ thể. Cụ thể, thời hạn của các loại GPLX được Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

  • Đối với GPLX hạng B1:

  • Đối với nữ: thời hạn sử dụng đến khi người được cấp bằng đủ 55 tuổi;

  • Đối với nam: thời hạn sử dụng đến khi người được cấp bằng đủ 60 tuổi.

Lưu ý: trong trường hợp người lái xe được cấp bằng B1 nhưng tại thời điểm cấp bằng đã trên 45 tuổi đối với người lái xe là nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì thời hạn của GPLX hạng B1 trong trường hợp này là 10 năm kể từ ngày cấp.

  • Đối với GPLX hạng B2: thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp.

Khi chuẩn bị hết thời hạn sử dụng của GPLX thì người được cấp cần phải lưu ý để nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại để gia hạn thời hạn sử dụng của GPLX.

Điều kiện học và thi bằng B1, B2

Người học lái xe và dự thi sát hạch lái xe hạng B1 và B2 phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do Bộ Giao thông vận tải quy định. Cụ thể các điều kiện học và thi được quy định như sau:

Điều kiện học và thi bằng lái xe hạng B1

Thứ nhất, người đăng ký học bằng lái xe hạng B1 cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:

  • Điều kiện về đối tượng: Là công dân Việt Nam hoặc là công dân nước ngoài nhưng thuộc diện được phép cư trú hoặc học tập và làm việc tại Việt Nam;

  • Điều kiện về tuổi: từ đủ 18 tuổi tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe;

  • Đảm bảo điều kiện về sức khỏe theo quy định, căn cứ theo giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Thứ hai, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện học lái xe hạng B1 thì để có thể dự thi sát hạch lái xe, người học phải đảm bảo điều kiện về thời gian học, số km thực hành lái xe theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT:

  • Về thời gian học lái xe:

  • Đối với bằng B1 số tự động: 76,5 ngày (tương đương khoảng 2,5 tháng);

  • Đối với bằng B1: 88,5 ngày (tương đương khoảng 3 tháng).

  • Về số km thực hành lái xe:

    STT

    Nội dung

    Đơn vị tính

    Hạng Giấy phép lái xe

    Hạng B1

    Học xe số tự động

    Học xe số cơ khí

    1

    Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

    km

    290

    290

    2

    Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

    km

    710

    810

    Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

    km

    1000

    1100

Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về thời gian học và số km thực hành lái xe nêu trên thì học viên sẽ được dự thi sát hạch lái xe hạng B1.

Điều kiện học và thi bằng lái xe hạng B2

Thứ nhất, người đăng ký học bằng lái xe hạng B2 cũng phải đáp ứng các điều kiện về đối tượng, độ tuổi, sức khoẻ tương tự như yêu cầu đối với người học lái xe hạng B1.

Thứ hai, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện học lái xe hạng B2 thì để có thể dự thi sát hạch lái xe, người học phải đảm bảo điều kiện về thời gian học, số km thực hành lái xe theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT:

  • Về thời gian học lái xe: 92,5 ngày, tương đương với khoảng 3 tháng học lái;

  • Về số km thực hành lái xe:

    Số TT

    Nội dung

    Đơn vị tính

    Hạng B2

    1

    Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

    km

    290

    2

    Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

    km

    810

    Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

    km

    1100

Nên lựa chọn học bằng lái xe B1 hay B2?

Nên học lái xe hạng B1 hay B2?
Việc lựa chọn học và thi sát hạch bằng lái xe B1 hay B2 sẽ dựa vào nhu cầu cũng như khả năng của mỗi người. Nếu bạn muốn học lái xe để điều khiển phương tiện cá nhân, phục vụ cho sinh hoạt của bản thân cũng như gia đình có thể lựa chọn học lái xe hạng B1 số tự động. Nếu như bạn có nhu cầu học lái xe để hành nghề lái xe, phục vụ cho công việc của mình thì nên lựa chọn học bằng lái xe hạng B1 và B2.

Trên đây là những tiêu chí phân biệt giữa GPLX hạng B1 và B2 mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ về các hạng GPLX ô tô cơ bản và có thể đưa ra lựa chọn của mình về hạng GPLX phù hợp.

Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X