hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 20/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bảo hiểm tai nạn học sinh là gì? Có bắt buộc không?

Không phải ai cũng biết chính xác bảo hiểm tai nạn học sinh là gì? Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để nắm được thông tin chi tiết.

Câu hỏi: Cháu tôi học lớp 1, cô giáo có thông báo về việc mua bảo hiểm tai nạn học sinh. Không rõ bảo hiểm tai nạn học sinh là gì? Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

Bảo hiểm tai nạn học sinh là gì?

Bảo hiểm tai nạn học sinh là gì?
Các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về thuật ngữ “bảo hiểm tai nạn học sinh”. Theo đó, bảo hiểm tai nạn học sinh hay còn gọi là bảo hiểm thân thể là tên gọi được nhiều người sử dụng trên thực tế, nhằm chỉ một loại bảo hiểm tự nguyện cho đối tượng là học sinh trên phạm vi cả nước, không giới hạn độ tuổi, gồm có học sinh mầm non, học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc cả sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

Như tên gọi của mình, bảo hiểm này giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho học sinh khi không may xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe, tính mạng như bị tai nạn, bị ốm đau,... Được thể hiện thông qua những quyền lợi sau:

- Bảo hiểm cho trường hợp học sinh bị tử vong vì lý do ốm đau hoặc bị bệnh tật;

- Bảo hiểm cho trường hợp học sinh bị tử vong hoặc thương tật/ anth hưởng thân thể do bị tai nạn;

- Bảo hiểm cho trường hợp học sinh phải phẫu thuật do bị ốm hoặc bị bệnh tật;

- Bảo hiểm cho trường hợp học sinh phải nằm viện do ốm đau, bị bệnh tật, hay bị thương tật thân thể do tai nạn.

Mức phí bảo hiểm tai nạn học sinh do bên cung cấp bảo hiểm và bên mua (chính là các học sinh) thỏa thuận với nhau. Trên thực tế, số tiền này đã do nhà trường đại diện học sinh/phụ huynh làm việc, thống nhất với bên bán bảo hiểm, sau đó thông báo lại cho phụ huynh học sinh để học sinh đăng ký tham gia nếu có nhu cầu. Thông thường, mức phí bảo hiểm thân thể học sinh giao động từ 300.000 đồng - 400.000 đồng/năm học.

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 về những loại bảo hiểm bắt buộc gồm có:

- Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hay còn gọi bảo hiểm xe máy;

- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc - thường áp dụng với các công trình xây dựng nằm trong danh sách cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;

- Bảo hiểm bắt buộc áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Bảo hiểm bắt buộc quy định theo quy định khác mà nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, bỏ vệ môi trường và bảo đảm an toàn xã hội.

Theo quy định này thì không có bảo hiểm thân tai nạn học sinh. Có thể kết luận, đây là một loại bảo hiểm tự nguyện, học sinh có thể đăng ký hoặc không đăng ký tùy thuộc theo nhu cầu của mình.

Khi đăng ký bảo hiểm tai nạn học sinh, học sinh sẽ nhận được các quyền lợi như đã nêu trên trong suốt quá trình học tập nếu không may xảy ra tai nạn, thương tật.

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn học sinh

Là một loại bảo hiểm vô cùng thiết thực đối với học sinh trong quá trình học tập, hỗ trợ, làm giảm gánh nặng về chi phí khi học sinh phải điều trị. Bảo hiểm tai nạn học sinh sẽ hỗ trợ cho những trường hợp cụ thể theo thỏa thuận/theo gói bảo hiểm mà học sinh đã mua. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ hỗ trợ cho các tình huống sau:

- Học sinh bị thương tích tạm thời. Bảo hiểm sẽ hỗ trợ học sinh đối với các chi phí nằm viện, phẫu thuật,...

- Học sinh bị thương tật vĩnh viễn. Dựa trên loại thương tật thì sẽ có tỷ lệ bảo hiểm tương ứng (tùy theo hợp đồng bảo hiểm) để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả cho học sinh.

- Học sinh bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc sinh bị tử vong do tai nạn thì bảo hiểm sẽ chi trả cho gia đình học sinh những khoản chi phí điều trị trước đó gia đình đã chi trả bằng số tiền mệnh giá hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không phải tất cả các trường hợp bị tai nạn đều được chi trả. Tùy vào hợp đồng với mỗi công ty bảo hiểm khác nhau thì sẽ có quy định cụ thể. Ví dụ những trường hợp sau sẽ không được bảo hiểm:

- Trường hợp cố ý gây thương tích, cố ý gây tai nạn để được nhận tiền bảo hiểm;

- Học sinh (người được bảo hiểm) bị tai nạn/thương tật do vi phạm các quy định pháp luật như vi pham giao thông, pháo nổ,...

- Bị tai nạn, thương tật do sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy.

* Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn học sinh

Khi không may xảy ra tai nạn, thương tật thì học sinh cần liên hệ với giáo viên/nhà trường để được hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm.

Học sinh cần chuẩn bị bộ hồ sơ để yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm gồm các giấy tờ:

- Mẫu yêu cầu nhận tiền bảo hiểm (sử dụng theo mẫu của công ty bảo hiểm);

- Bảo hiểm tai nạn học sinh (bản sao có công chứng/chứng thực);

- Giấy xuất viện, phiếu điều trị, phiếu mổ,.. (những giấy tờ xác nhận việc điều trị);

- Biên bản chứng minh xảy ra tai nạn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như công an, địa phương, nhà trường;

- Các loại tài liệu, giấy tờ khác theo yêu cầu.

Hồ sơ này có thể nộp đến nhà trường để nhà trường nộp đến doanh nghiệp bảo hiểm hoặc học sinh tự nộp trực tiếp đến doanh nghiệp bảo hiểm để được giải quyết quyền lợi.

Tuy không phải là một loại bảo hiểm bắt buộc, nhưng bảo hiểm tai nạn học sinh lại vô cùng thiết thực, có chi phí phù hợp, là một biện pháp đề phòng, làm nhẹ gánh nặng viện phí, phòng ngừa, bảo vệ học sinh trước những tai nạn bất ngờ. Do đó, phụ huynh học sinh có thể xem xét, cân nhắc khi nhà trường có thông báo về việc mua loại bảo hiểm này cho con em mình.

Trên đây là thông tin về vấn đề "Bảo hiểm tai nạn học sinh là gì? Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?". Nếu còn vấn đề gì còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, mọi người có thể liên hệ tổng đài 1900.6199 để được giải đáp một cách nhanh chóng và nhiệt tình nhất.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X