Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm tài sản ngày càng được sử dụng phổ biến. Cùng tìm hiểu về các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản, nguyên tắc bồi thường, phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ở bài biết này.
Bảo hiểm tài sản là gì? Ví dụ bảo hiểm tài sản
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, hợp đồng bảo hiểm tài sản là một hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Hợp đồng bảo hiểm tài sản sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, và phía doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối tượng mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm là tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13. Cụ thể tài sản bao gồm:
Vật, tiền, các giấy tờ có giá;
Quyền tài sản.
Bất động sản và động sản (có thể là động sản, bất động sản hiện có và động sản, bất động sản hình thành trong tương lai).
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, người mua bảo hiểm tài sản đồng thời cũng là người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Mục đích của bảo hiểm tài sản là giúp các cá nhân, tổ chức phòng ngừa, hạn chế tổn thất từ những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà không thể nào dự báo trước được. Một số bảo hiểm tài sản được mua phổ biến hiện nay có thể kể đến như: bảo hiểm xe máy, bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm cháy nổ,...
Các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản hiện nay
Có 03 loại hợp đồng bảo hiểm tài sản, cụ thể:
Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng bảo hiểm tài sản trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị của tài sản được mua bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị
Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng bảo hiểm tài sản trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị của tài sản được mua bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm trùng
Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm tài sản trở lên cùng bảo hiểm cho một đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Phí bảo hiểm tài sản là bao nhiêu?
Phí bảo hiểm tài sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm tài sản phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Phí bảo hiểm tài sản
Mức phí bảo hiểm sẽ tuân theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản
Về nguyên tắc, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định dựa trên giá thị trường của tài sản được bảo hiểm mức độ thiệt hại thực tế của tài sản tại thời điểm, địa điểm xảy ra tổn thất (trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng). Trong đó:
Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả
Số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng).
Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng để hạn chế, đề phòng tổn thất và những chi phí phát sinh khác.
Hình thức bồi thường
Về hình thức bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận và chọn một trong các hình thức bồi thường sau đây:
Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
Dùng tài sản khác thay thế tài sản bị thiệt hại;
Trả tiền bồi thường.
Nếu hai bên không thể không thoả thuận và thống nhất về hình thức bồi thường thì việc bồi thường bằng tiền.
Trường hợp bồi thường bồi thường bằng cách thay thế tài sản bị thiệt hại hoặc bồi thường bằng tiền, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã bồi thường.
Giám định tổn thất
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc giám định tổn thất. Chi phí thực hiện sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
Giám định tổn thất tài sản
Nếu hai bên không thống nhất được với nhau về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể thỏa thuận với nhau về việc thuê giám định viên độc lập để thực hiện việc giám định tổn thất (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng).
Nếu các bên không thoả thuận được việc thuê giám định viên độc lập thì các bên có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài trưng cầu giám định viên độc lập. Lúc này kết quả giám định sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Trên đây là nội dung liên quan đến bảo hiểm tài sản là gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.