hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức giá bảo hiểm y tế 2023 là bao nhiêu?

Bảo hiểm y tế được coi là "cứu cánh" đối với nhiều người bị ốm đau phải đi khám chữa bệnh. Hiện nay, mức giá bảo hiểm y tế được quy định thế nào? Người dân có thể mua bảo hiểm y tế ở những đâu?

Mục lục bài viết
  • Bảo hiểm y tế có mấy loại? Ai được mua bảo hiểm y tế?
  • Bảo hiểm y tế có mấy loại?
  • Ai được mua bảo hiểm y tế?
  • Giá bảo hiểm y tế năm 2023 được quy định thế nào?
  • Giá bảo hiểm y tế bắt buộc 2023?

Bảo hiểm y tế có mấy loại? Ai được mua bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế có mấy loại?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mà Nhà nước tổ chức thực hiện để người dân được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe không vì lợi nhuận.

Hiện nay, bảo hiểm y tế có thể chia thành: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.

Ai được mua bảo hiểm y tế?

Căn cứ nội dung Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2014, bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm này bắt buộc áp dụng cho một số đối tượng nhất định với những đối tượng được pháp luật quy định. Những người không thuộc đối tượng bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm y tế dưới hình thức tự nguyện.

Cụ thể, theo Chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hiện nay gồm:

  • Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm 2: Nhóm được cơ quan BHXH đóng;
  • Nhóm 3: Nhóm được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm;
  • Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm 5: Nhóm tham gia theo hộ gia đình (trừ một số trường hợp đặc biệt);
  • Nhóm 6: Nhóm được người sử dụng lao động đóng.

Giá bảo hiểm y tế năm 2023 được quy định thế nào?

Giá bảo hiểm y tế bắt buộc 2023?

Tùy từng nhóm và các đối tượng cụ thể mà mức giá bảo hiểm y tế bắt buộc cũng khác nhau. Cụ thể:

(1) - Những đối tượng được miễn đóng bảo hiểm y tế

- Nhóm do cơ quan BHXH đóng:

  • Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Công nhân cao su đang nhận trợ cấp theo tháng;
  • Người lao động nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày và được hưởng trợ cấp ốm đau;
  • Cán bộ xã đã nghỉ việc và hưởng tiền trợ cấp BHXH hằng tháng;
  • Người lao động đang được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc;
  • Người lao động đang lĩnh trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do Nhà nước trích đóng từ ngân sách:

  • Cán bộ cấp xã đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp từ ngân sách;
  • Người đã thôi nhận trợ cấp mất sức và đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng;
  • Người có công với cách mạng;
  • Cựu chiến binh…

- Nhóm được người sử dụng lao động đóng:

  • Thân nhân của người đang phục vụ trong Quân đội;
  • Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong ngành Công an (gồm: bố mẹ đẻ, bố mẹ đẻ của vợ/chồng; con đẻ/con nuôi hợp pháp từ trên 6 – dưới 18 tuổi…)

- Đối tượng khác: Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP thì những học viên đang được đào tạo dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm thì trong thời gian đào tạo sẽ được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế.

(2) - Những đối tượng phải đóng tiền bảo hiểm y tế

Căn cứ Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, mức giá bảo hiểm y tế đối với từng đối tượng dưới đây được quy định như sau:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng; người quản lý trong các doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã mà có hưởng tiền lương; cán bộ, công chức viên chức:

Mức đóng của người lao động

=

1,5%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng đối với bên sử dụng lao động

=

3%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

  • Công dân được tạm tuyển vào Công an nhân dân; công nhân thuộc ngành Công an; người làm việc theo hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên:

Mức đóng của người lao động

=

1,5%

x

Tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp hoặc tiền lương tháng trên hợp đồng

Mức đóng đối với bên sử dụng lao động

=

3%

x

Tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp hoặc tiền lương tháng trên hợp đồng

  • Người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã:

Mức đóng của người lao động

=

1,5%

x

Mức lương cơ sở

UBND xã đóng

=

3%

x

Mức lương cơ sở

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

  • Thành viên hộ gia đình cận nghèo hoặc hộ gia đình nghèo đa chiều mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng:

Mức đóng tối đa

=

30%

x

4,5%

x

Mức lương cơ sở

  • Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường công (kể cả sinh viên hệ dân sự thuộc các trường Công an nhân dân) và Người thuộc hộ nông-lâm-ngư-diêm nghiệp (hộ gia đình NLNDN) mà có mức sống trung bình:

Mức đóng tối đa

=

70%

x

4,5%

x

Mức lương cơ sở

Năm 2023 giá bảo hiểm y tế tự nguyện thế nào?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2023 được quy định như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Từ người thứ 2 đến người thứ 4: Mức đóng giảm dần bằng 70%, 60%, 50% mức đóng người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi: Mức đóng bằng 40% người thứ nhất.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng và từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở được điều chỉnh thành 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức đóng BHYT hộ gia đình 2023 cụ thể như sau:

Thành viên
hộ gia đình

Số tiền đóng

Trước 1/7/2023

Từ 1/7/2023

Người thứ nhất

67.050 đồng/tháng

81.000 đồng/tháng

Người thứ hai

46.935 đồng/tháng

56.700 đồng/tháng

Người thứ ba

40.230 đồng/tháng

48.600 đồng/tháng

Người thứ tư

33.525 đồng/tháng

40.500 đồng/tháng

Người thứ năm
trở đi

26.820 đồng/tháng

32.400 đồng/tháng

Mức giá bảo hiểm y tế 2023 là bao nhiêu tiền?

Mức giá bảo hiểm y tế 2023 là bao nhiêu tiền?

Hồ sơ mua bảo hiểm y tế thế nào?

Căn cứ Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH 2020, để đăng ký mua bảo hiểm y tế thì công dân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 490/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mức hưởng trong trường hợp đủ điều kiện nhận quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn;

- Giấy ra viện (ghi rõ: đã hiến bộ phận cơ thể người) trong trường hợp công dân đã hiến tạng.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Mua trực tiếp

Quy trình đăng ký mua bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội và các đại lý, điểm thu bảo hiểm như sau:

Bước 1. Kê khai vào mẫu tờ khai TK1-TS;

Bước 2. Nộp hồ sơ

Khi đi, công dân cần mang giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD) đi để đối chiếu thông tin.

Bước 3. Đóng tiền bảo hiểm và nhận giấy hẹn trả kết quả;

Bước 4. Nhận thẻ bảo hiểm y tế trong thời hạn tối đa là 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Mua bảo hiểm y tế online

(1) - Qua Cổng Dịch vụ công quốc gia

Theo Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi mua bảo hiểm y tế online thì người thực hiện cần chuẩn bị 01 bản Tờ khai TK1-TS (Quyết định 490/QĐ-BHXH).

Đồng thời, người thực hiện đăng ký qua Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy trình sau:

Bước 1. Truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn) và tiến hành đăng nhập;

(Nếu chưa có tài khoản, công dân cần tiến hành đăng ký trước khi thực hiện thủ tục)

Bước 2. Thực hiện thủ tục

- Kê khai đầy đủ thông tin;

- Chọn phương thức nhận thẻ bảo hiểm y tế;

- Nộp tờ khai TK1-TS bản scan lên Cổng dịch vụ công.

Bước 3. Rà soát thông tin đã kê khai và giấy tờ liên quan

Bước 4. Thanh toán bảo hiểm y tế online và nhận giấy tờ (bản điện tử) dưới đây:

- Biên lai thu tiền;

- Thông báo về thời hạn trả thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 5. Nhận thẻ bảo hiểm y tế

Hiện nay, thẻ bảo hiểm y tế có thể là dạng bản giấy hoặc bản điện tử. Muốn nhận bản nào thì người lao động phải lưu ý chọn tại phần “Phương thức đăng ký”.

(Căn cứ: Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BHXH 2023)

(2) - Mua bảo hiểm y tế qua ngân hàng (gia hạn)

Trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế sắp hết hạn, công dân có thể gia hạn thẻ thông qua app ngân hàng online (Ví dụ: VCB Digibank của Vietcombank, MB Bank của Ngân hàng Quân đội, BIDV SmartBanking của Ngân hàng BIDV…)

Về cơ bản, quy trình gia hạn bảo hiểm y tế qua các app ngân hàng gồm 05 bước chính:

  • Bước 1. Tải ứng dụng về các thiết bị di động
  • Bước 2. Đăng ký và đăng nhập tài khoản
  • Bước 3. Thực hiện gia hạn thẻ BHYT trên ứng dụng
  • Bước 4. Nhập mã xác nhận OTP
  • Bước 5. Xác nhận trừ tiền, gia hạn thành công

Gia hạn bảo hiểm y tế online qua các app ngân hàngGia hạn bảo hiểm y tế online qua các app ngân hàng

Giải đáp thắc mắc liên quan đến mức giá bảo hiểm y tế

Giá bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm 2023?

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng học sinh – sinh viên phải chịu mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định là 1,49 triệu đồng/tháng và sẽ được điều chỉnh lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.

Tuy nhiên, cũng tại điểm c khoản 1 Điều 8 và khoản 3 Điều 4 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì học sinh – sinh viên là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với mức tối thiểu là 30%.

Suy ra, học sinh – sinh viên trong năm 2023 chỉ phải chi trả cho loại bảo hiểm này với mức như sau:

- Trước 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế: 70% x 4,5 % x 1,49 triệu đồng = 46.935 đồng/tháng;

- Từ 01/7/2023, học sinh – sinh viên đóng: 70% x 4,5 % x 1,8 triệu đồng = 56.700 đồng/tháng.

Giá bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ điểm h khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), người thuộc hộ nghèo là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

Do vậy, trong năm 2023 thì các thành viên thuộc hộ nghèo sẽ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Năm 2023, giá bảo hiểm y tế trong 6 tháng thế nào?

Muốn tính giá bảo hiểm y tế trong 6 tháng cho gia đình, ta xét quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Người đầu tiên: đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2, thứ 3 và thứ 4: lần lượt có mức đóng bằng 70%, 60%, 50% người đầu tiên;

- Từ người thứ 5 trở đi: mức đóng bằng 40% người đầu tiên.

Mức đóng bảo hiểm y tế trong 6 tháng hiện nay như sau:

Thành viên hộ gia đình

Từ 01/7/2019 – 30/6/2023

(Mức lương cơ sở vùng: 1,49 triệu đồng/tháng)

Từ 01/7/2023 trở đi

(Mức lương cơ sở vùng: 1,8 triệu đồng/tháng)

Mức đóng hằng tháng

Mức đóng 6 tháng

Mức đóng hằng tháng

Mức đóng 6 tháng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

402.300 đồng

81.000 đồng/tháng

486.000 đồng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

281.610 đồng

56.700 đồng/tháng

340.200 đồng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

241.380 đồng

48.600 đồng/tháng

291.600 đồng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

201.150 đồng

40.500 đồng/tháng

243.000 đồng

Người thứ 5

26.820 đồng/tháng

160.920 đồng

32.400 đồng/tháng

194.400 đồng

Căn cứ vào những quy định trên, người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể tự xác định được mức đóng trong vòng 6 tháng của mình.

Mua bảo hiểm y tế 06 tháng hết bao nhiêu tiền?
Mua bảo hiểm y tế 06 tháng hết bao nhiêu tiền?

Năm 2023, mua bảo hiểm y tế 3 tháng bao nhiêu tiền?

Muốn tính giá bảo hiểm y tế trong 3 tháng cho gia đình, ta xét quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Người đầu tiên: đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2, thứ 3 và thứ 4: lần lượt có mức đóng bằng 70%, 60%, 50% người đầu tiên;

- Từ người thứ 5 trở đi: mức đóng bằng 40% người đầu tiên.

Mức đóng bảo hiểm y tế trong 3 tháng hiện nay như sau:

Thành viên hộ gia đình

Từ 01/7/2019 – 30/6/2023

(Mức lương cơ sở vùng: 1,49 triệu đồng/tháng)

Từ 01/7/2023 trở đi

(Mức lương cơ sở vùng: 1,8 triệu đồng/tháng)

Mức đóng hằng tháng

Mức đóng 3 tháng

Mức đóng hằng tháng

Mức đóng 3 tháng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

201.150 đồng

81.000 đồng/tháng

243.000 đồng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

140.805 đồng

56.700 đồng/tháng

170.100 đồng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

120.690 đồng

48.600 đồng/tháng

145.800 đồng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

100.575 đồng

40.500 đồng/tháng

121.500 đồng

Người thứ 5

26.820 đồng/tháng

80.460 đồng

32.400 đồng/tháng

97.200 đồng

Căn cứ vào những quy định trên, người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể tự xác định được mức đóng trong vòng 3 tháng của mình.

Mua bảo hiểm y tế 2 người bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP

- Người đầu tiên đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người tiếp theo sẽ đóng với mức bằng 70% người đầu tiên.

Trong đó, mức lương cơ sở vùng từ 01/7/2019 – 30/6/2023 1,49 triệu đồng/tháng (Căn cứ: khoản 2 ĐIều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) và từ 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng cụ thể của 02 người là:

Thời gian

Người thứ nhất

Người thứ hai

Trước 1/7

67.050 đồng/tháng

46.935 đồng/tháng

Từ 1/7

81.000 đồng/tháng

56.700 đồng/tháng

Mua bảo hiểm y tế 3 người bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

- Người đầu tiên đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người tiếp theo sẽ đóng với mức bằng 70% người đầu tiên;

- Người thứ ba tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng bằng 60% người đầu tiên.

Trong đó, mức lương cơ sở vùng từ 01/7/2019 – 30/6/2023 1,49 triệu đồng/tháng (Căn cứ: khoản 2 ĐIều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) và từ 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng cụ thể của 03 người là:

Thời gian

Người thứ nhất

Người thứ hai

Người thứ ba

Trước 1/7

67.050 đồng/tháng

46.935 đồng/tháng

40.230 đồng/tháng

Từ 1/7

81.000 đồng/tháng

56.700 đồng/tháng

48.600 đồng/tháng

Mua bảo hiểm y tế phải mua cả gia đình đúng không?

Dựa vào nội dung khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, mọi thành viên trong hộ gia đình (đã đăng ký tạm trú hoặc thường trú) thì phải tham gia bảo hiểm y tế.

Cho nên, mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế theo diện khác (Ví dụ: người làm việc theo hợp đồng lao động; sĩ quan, cán bộ, công chức hoặc viên chức…)

Mua bảo hiểm y tế sau bao lâu thì có thẻ? Bao giờ dùng được?

Căn cứ điểm 2 khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế ban hành năm 2014 thì sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ, công dân sẽ chờ tối đa 10 ngày làm việc để nhận được thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, thời điểm có hiệu lực của thẻ đã được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) như sau: Trong trường hợp cá nhân tham gia loại bảo hiểm này lần đầu tiên hoặc đã tham gia nhưng bị ngắt quãng từ 3 tháng trở lên trong năm thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm.

Sau khi bảo hiểm y tế hết hạn thì gia hạn thế nào?

Sau khi thẻ bảo hiểm y tế cũ hết hạn, công dân có thể gia hạn bằng cách đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, các đại lý thu bảo hiểm xã hội để đóng tiền và thực hiện thủ tục.

Trong trường hợp không đến trực tiếp, người có nhu cầu gia hạn thẻ có thể thực hiện qua mạng (ví dụ: qua app ngân hàng BIDV, MB hoặc Vietcombank).

Trên đây là giải đáp mức giá bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu tiền? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Văn bản liên quan

Có thể bạn quan tâm

X