hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bảo hiểm y tế bị rách, khám chữa bệnh thế nào?

Bảo hiểm y tế bị rách là tình huống không hiếm người gặp phải. Vậy trong trường hợp này phải xử lý thế nào, xin cấp lại ra sao?

Mục lục bài viết
  • Bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?
  • Đổi thẻ BHYT bị rách, hỏng cần giấy tờ gì?
  • Có thể khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip?
Câu hỏi: Kính chào Hiều Luật, Xin cho tôi hỏi nếu thẻ bảo hiểm y tế của mẹ tôi bị rách, bị mờ một vài thông tin thì mẹ tôi có thể đi khám chữa bệnh được không? Tôi nghe nói có thể dùng Căn cước công dân để đi khám bệnh, điều này có đúng không?

Chào bạn, HieuLuat xin thông tin vấn đề của bạn như sau:

Bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?

Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế đều được cấp 01 thẻ BHYT. Thẻ BHYT là căn cứ nhằm xác định các quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế.

Thẻ BHYT được cấp theo mẫu, có dấu xác nhận của Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ.

Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

- Rách, nát hoặc hỏng;

- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Như vậy, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng khi bị rách, nát, hỏng dẫn đến việc không thấy rõ thông tin ghi trên thẻ. Vậy người dân có thể đổi thẻ BHYT trong trường hợp này hay không?

Công văn số 2701/BHXH-TST ngày 26/8/2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì người dân tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) để khám chữa bệnh sẽ được hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng VssID và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để khám bệnh, chữa bệnh BHYT và không thực hiện cấp đổi thẻ BHYT giấy.

Trong tường hợp người dân tham gia BHYT không sử dụng thiết bị di động thông minh sẽ được cấp, đổi thẻ BHYT giấy theo mẫu thẻ BHYT mới ban hành tại Quyết định số 1666/QĐ-BHXH.

Như vậy, có thể thấy nếu thẻ BHYT bị rách, người tham gia có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy để đi khám, chữa bệnh. Nếu không sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh, có thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ.

bao hiem y te bi rach

Đổi thẻ BHYT bị rách, hỏng cần giấy tờ gì?

Người dân khi đi đổi thẻ BHYT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế với người lao động và đơn vị sử dụng lao động, cụ thể như sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, bổ sung giấy tờ chứng minh (nếu có).

Nếu người tham gia BHYT đi làm tại doanh nghiệp thì nộp cho công ty để công ty lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS) và nộp cho cơ quan BHXH nơi công ty đang tham gia BHXH.

Nếu người tham gia BHYT diện hộ gia đình hoặc đối tượng khác không chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị nào thì nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú.

Thời hạn cấp lại thẻ:

Theo khoản 2, Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 20220 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:

- Trường hợp không thay đổi thông tin: Nhận lại thẻ BHTY trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp thay đổi thông tin: Nhận lại thẻ BHYT không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Có thể khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip?

Theo Công văn 931/BYT-BH về hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip hoặc qua ứng dụng VNEID (nếu đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

Cụ thể, với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chip, nếu đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT, tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành.

Lúc này, người bệnh có thể dùng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID khi đi khám, chữa bệnh BHYT kể từ lần sau.

Nếu không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được.Trường hợp này, người dân có thể xuất trình thẻ BHYT giấy và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc thẻ BHYT có dán ảnh, đóng dấu hoặc dùng thẻ BHYT điện tử qua ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện từng bước đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư . Theo đó, thông tin thẻ BHYT của nhiều người dân đã được tích hợp trong dữ liệu về CCCD. Với việc đồng bộ dữ liệu này, 40 triệu người tham gia BHYT có thể sử dụng CCCD hoặc CCCD gắn chip khi đi khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, theo số liệu từ BHXH Việt Nam, tính đến tháng 5, cả nước mới có hơn 4 nghìn cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip với khoảng 40 nghìn lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chip.

Trên đây là các thông tin giải đáp về việc bảo hiểm y tế bị rách. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X