hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 26/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

[2023] Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT?

Khi không thể khám BHYT tại nơi đăng ký, nhiều người đã lựa chọn đến các bệnh viện tư như một phương án thay thế. Vậy khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT?

Câu hỏi: Tôi muốn đi khám bệnh nhưng đợt này công việc rất bận nên chưa thu xếp để nghỉ ngày thường được. Tôi dự định sẽ đi khám trước ở bệnh viện tư.

Cho tôi hỏi nếu khám BHYT ở bệnh viên tư nhân thì có được chi trả không? BHYT sẽ chi trả thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT?

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không là thắc mắc của rất nhiều người. Họ muốn khám ở những nơi ít bệnh nhân để tránh bị quá tải như bệnh viện công, nhưng lại lo chi phí khám lớn.

Tuy nhiên các bệnh viện tư có thể ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan bảo hiểm. Suy ra, người dân vẫn có thể đến bệnh viện tư khám và hưởng chế độ như các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

(Căn cứ: Điều 24 Luật BHYT 2008 và khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi Luật BHYT 2014)

Trường hợp bệnh viện tư nhân chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh với tổ chức BHYT, người dân phải tự thanh toán các chi phí tại bệnh viện rồi làm thủ tục để quỹ BHYT chi trả sau.

(Căn cứ: Khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Luật BHYT 2014).

Như vậy, người dân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư sẽ được chi trả BHYT.

Bạn có thể tham khảo 1 số bệnh viện tư có khám BHYT dưới đây:

- Hà Nội: Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành, bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Hà, bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An, bệnh viện Thu Cúc…

- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, bệnh viện đa khoa tư nhân Xuyên Á, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park …

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT?

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT?

Khi khám, chữa bệnh thì quỹ BHYT chi trả như thế nào?

Quỹ BHYT chi trả những gì?

Điều 21 Luật BHYT (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã quy định các loại dịch vụ khám, chữa bệnh được quỹ BHYT chi trả, bao gồm:

- Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng;

- Khám thai định kỳ, sinh con;

- Vận chuyển người bệnh đi cấp cứu từ tuyến huyện lên tuyến trên hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến đối với:

  • Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân, binh sỹ tại ngũ;
  • Sỹ quan, hạ sỹ quan, sỹ quan công an;
  • Cựu chiến binh, người có công với cách mạng;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;

- Chi trả những chi phí được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH:

+ Chi phí khám bệnh theo mức giá được duyệt;

+ Chi phí ngày giường theo mức giá được duyệt khi:

  • Điều trị nội trú tại tuyến huyện trở lên;
  • Nằm lưu tối đa 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được duyệt; tối đa 05 ngày tại trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn…

+ Chi phí các dịch vụ kỹ thuật (thuộc phạm vi chuyên môn);

+ Chi phí thuốc, hóa chất và vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh…

(Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật do cán bộ y tế tuyến trên thực hiện để nâng cao năng lực cho tuyến dưới mà chưa được phê duyệt giá thì Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được duyệt thực hiện tại nơi chuyển giao kỹ thuật.)

Mức chi trả của BHYT khi khám tại bệnh viện tư

Tại bệnh viện tư không khám, chữa bệnh BHYT

Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người bệnh khi đi đến các bệnh viện tư không khám BHYT thì được thanh toán với mức như sau:

- Tuyến huyện:

  • Khám chữa bệnh ngoại trú: không quá 0,15 lần lương cơ sở;
  • Khám chữa bệnh nội trú: không quá 0, 5 lần lương cơ sở.

- Tuyến tỉnh: thanh toán không quá 1,0 lần lương cơ sở khi khám nội trú;

- Tuyến Trung ương: thanh toán không quá 2,5 lần lương cơ sở khi khám nội trú.

(Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng và sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng kể từ 01/7/2023).

Đặc biệt, trường hợp cấp cứu thì người có BHYT vẫn được khám, chữa bệnh và thanh toán theo mức hưởng BHYT đúng tuyến tại bất kỳ bệnh viện, phòng khám nào (kể cả bệnh viện tư nhân).

*Lưu ý

(1): Khi khám tại bệnh viện tư nhân chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh với tổ chức BHYT, người tự thanh toán các chi phí trước rồi làm thủ tục để quỹ BHYT chi trả sau. Theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

- Bản chụp kèm bản gốc để đối chiếu đối với các giấy tờ:

+ Thẻ BHYT;

+ Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD);

+ Giấy ra viện;

+ Phiếu khám bệnh/Sổ khám bệnh của lần khám đề nghị thanh toán;

- Hóa đơn, các chứng từ có liên quan.

(2): Đối với phần chênh lệch dịch vụ không thuộc danh mục khám chữa bệnh tại Thông tư 39/2018 và Thông tư 13/2019 của Bộ Y tế, người có thẻ BHYT phải tự thanh toán với bệnh viện.

Tại bệnh viện tư có khám BHYT

Khi đi khám tại các bệnh viện tư nhân có khám BHYT thì người bệnh vẫn sẽ được chi trả theo phạm vi, mức hưởng sau:

*Khám đúng tuyến

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh với: trẻ em dưới 06 tuổi, sỹ quan, quân nhân, hạ sỹ quan, cựu chiến binh, người tham gia BHYT 5 năm liên tục…
  • 95% chi phí khám, chữa bệnh với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hằng tháng, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ nghèo…
  • 80% chi phí khám, chữa bệnh với những đối tượng khác.

*Khám trái tuyến

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, nếu khám BHYT trái tuyến tại bệnh viện tư nhân thì người bệnh được quỹ BHYT thanh toán theo mức đúng tuyến với tỷ lệ:

  • Bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
  • Bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

HieuLuat vừa giải đáp thắc mắc liên quan đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYTNếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X