hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 19/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bệnh hiểm nghèo là gì? Có được hưởng trợ cấp xã hội không?

Bệnh hiểm nghèo là gì? Có được hưởng trợ cấp xã hội không là thắc mắc của không ít người. Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay dưới đây, hãy cùng tham khảo.

Mục lục bài viết
  • Bệnh hiểm nghèo là gì?
  • Bị bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp xã hội không?
  • Danh mục bệnh hiểm nghèo mới nhất
Câu hỏi: Gần đây tôi vừa đi khám bệnh và phát hiện ra mình bị ung thư phổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi khó có thể điều trị bệnh tình của mình. Tôi có nghe hàng xóm xung quanh nói về việc xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo. Cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp xã hội không? Cảm ơn luật sư.

Bệnh hiểm nghèo là gì?

Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể bệnh hiểm nghèo là gì, tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có thể hiểu, bệnh hiểm nghèo là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như:

- Ung thư giai đoạn cuối;

- Bại liệt;

- Phong hủi;

- Bệnh lao đã kháng thuốc;

- Xơ gan cổ trướng;

- Suy tim mức độ 3 trở lên;

- Suy thận mức độ 4 trở lên;

- Bệnh HIV chuyển sang AIDS;

- Các bệnh được cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP cũng quy định:

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Trợ cấp bệnh hiểm nghèo là gì?

Trợ cấp bệnh hiểm nghèo là gì?

Theo đó, bệnh hiểm nghèo có đặc điểm chung là gây nguy hiểm đến tính mạng con người, có nguy cơ tử vong cao, khó/không có phương thức điều trị. Đặc biệt, bệnh hiểm nghèo đòi hỏi kỹ thuật điều trị cao, điều trị lâu dài, chi phí tốn kém, khả năng điều trị thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bị bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp xã hội không?

Không phải bệnh hiểm nghèo nào cũng được hưởng trợ cấp xã hội, cụ thể:

Bị bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp xã hội không?

Bị bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp xã hội không?

Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các đối tượng được nhận trợ cấp bao gồm:

Thứ nhất là trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc 01 trong các trường hợp:

  • Bị bỏ rơi nhưng chưa có người nhận làm con nuôi;

  • Mồ côi cả cha và mẹ;

  • Mồ côi cha/mẹ, người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

  • Mồ côi cha/mẹ, người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

  • Mồ côi cha/mẹ, người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;...

Thứ hai là người thuộc diện quy định trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang trong thời gian học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, tối đa không quá 22 tuổi.

Thứ ba là trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

Thứ tư là người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng/vợ; đã có chồng/vợ nhưng đã chết hoặc mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 - 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

Thứ năm là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp:

  • Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

  • Từ đủ 75 tuổi - 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện nói trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng...mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Thứ sáu là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật.

Thứ bảy, trẻ em dưới 03 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

Thứ tám là người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo sau sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo;

- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Chi tiết, mức trợ cấp xã hội xem tại: Trợ cấp xã hội là gì? Đối tượng nào được nhận trợ cấp xã hội

Danh mục bệnh hiểm nghèo mới nhất

Theo Phụ lục IV Nghị định 134/2016/NĐ-CP, danh mục những bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp bao gồm:

1. Ung thư

16. Teo cơ tiến triển

30. Bệnh Lupus ban đỏ

2. Nhồi máu cơ tim lần đầu

17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng

31. Ghép cơ quan nội tạng (tim, gan, thận)

3. Phẫu thuật động mạch vành

18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết

32. Bệnh lao phổi tiến triển

4. Phẫu thuật thay van tim

19. Thiếu máu bất sản

33. Bỏng nặng

5. Phẫu thuật động mạch chủ

20. Liệt hai chi

34. Bệnh cơ tim

6. Đột quỵ

21. Mù hai mắt

35. Bệnh Alzheimer/ sa sút trí tuệ

7. Hôn mê

22. Mất hai chi

36. Tăng áp lực động mạch phổi

8. Bệnh xơ cứng rải rác

23. Mất thính lực

37. Bệnh rối loạn thần kinh vận động

9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

24. Mất khả năng phát âm

38. Chấn thương sọ não nặng

10. Bệnh Parkinson

25. Thương tật toàn bộ, vĩnh viễn

39. Bệnh chân voi

11. Viêm màng não do vi khuẩn

26. Suy thận

40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp

12. Viêm não nặng

27. Bệnh nang tủy thận

41. Ghép tủy

13. U não lành tính

28. Viêm tụy mãn tính tái phát

42. Bại liệt

14. Loạn dưỡng cơ

29. Suy gan

15. Bại hành tủy tiến triển

Trên đây là thông tin gửi đến quý bạn đọc về trợ cấp bệnh hiểm nghèo là gì và những bệnh hiểm nghèo được trợ cấp. Mong rằng quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến trợ cấp bệnh hiểm nghèo. Nếu có vấn đề pháp lý liên quan cần được tư vấn, vui lòng liên hệ hotline  19006192 để được hỗ trợ và giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X