hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 14/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

BHXH tự nguyện là gì? Tham gia BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào?

BHXH tự nguyện hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Vậy BHXH tự nguyện là gì? BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào cho người tham gia? Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định này qua bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • BHXH tự nguyện là gì?
  • BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào dành cho người tham gia?
  • Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay
Câu hỏi: Câu hỏi: Em năm nay 22 tuổi, là sinh viên mới ra trường và chưa tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, em đang tìm hiểu về BHXH tự nguyện và có nhu cầu tham gia BHXH này. Vậy cho em hỏi BHXH tự nguyện là gì? Tham gia BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào?

BHXH tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

BHXH tự nguyện là một loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, thuộc quản lý của Cơ quan BHXH Việt Nam. Đây là loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người tham gia trong việc thực hiện quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nguồn thu nhập của mình.

Người tham gia BHXH tự nguyện không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã  hội năm 2014. Nếu không thuộc nhóm tham gia BHXH bắt buộc thì công dân có quyền tham gia hoặc không tham gia BHXH tự nguyện khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 . Cụ thể như sau:

  • Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên;

  • Là người có nhu cầu và có khả năm đóng BHXH tự nguyện;

  • Người tham gia không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật này.

Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì công dân có quyền tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng phù hợp với khả năng thu nhập của bản thân.

BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào dành cho người tham gia?

Các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện

Các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện

BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng là loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định để hỗ trợ công dân trong việc bảo vệ bản thân, gia đình và hỗ trợ cuộc sống của người tham gia.

Theo đó, khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ được hưởng các chế độ tương xứng với mức đóng mà mình thực hiện. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 , người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các chế độ sau:

  • Chế độ hưu trí;

  • Chế độ tử tuất.

Ngoài việc được hưởng các chế độ trên, khi người tham gia BHXH tự nguyện ngừng đóng BHXH và không muốn tham gia nữa có quyền thực hiện chế độ rút BHXH một lần theo quy định khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13.

So với các chế độ khi tham gia BHXH bắt buộc thì người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng ít chế độ hơn. Khi tham gia BHXH bắt buộc, ngoài việc hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất như người tham gia BHXH tự nguyện thì người tham gia loại BHXH này còn được hưởng thêm các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, pháp luật quy định các chế độ tương ứng với các loại BHXH mà công dân tham gia đều có căn cứ và nghiên cứu kỹ lưỡng về tính phù hợp. Việc tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít chế độ hơn vì những người tham gia BHXH tự nguyện có thể linh hoạt hơn trong công việc, mức đóng, linh hoạt trong thời gian ốm đau- thai sản.

Do đó, pháp luật chỉ quy định về những chế độ đặc thù mà người tham gia có thể hưởng. Hơn nữa, việc tham gia BHXH tự nguyện giúp mọi công dân đều có thể tiếp cận với BHXH để đều có thể được hưởng các chế độ tốt cho bản thân, gia đình.

Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay

Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay

Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng được xác định “bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất”. Tuy nhiên, cũng tại quy định này thì tuỳ vào điều kiện phát triển kinh tê- xã hội cũng như tình hình quỹ NSNN trong từng thời kỳ thì sẽ có chính sách hỗ trợ cụ thể tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện. Từ quy định này có thể khái quát lên thành công thức sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện - Mức tiền được Nhà nước hỗ trợ.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, pháp luật cho phép người tham gia tự lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập tháng của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn này phải đảm bảo mức đóng BHXH tự nguyện nằm trong khoản thấp nhất và cao nhất theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất khi chưa được nhà nước hỗ trợ = 22% x 1.500.000= 330.000 đồng/ tháng ( theo Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng được quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP);

  • Mức cao nhất = 20 lần mức lương cơ sở = 20 x 1.800.000 = 36.000.000 đồng ( Mức lương cơ sở hiện nay là 1,80 triệu đồng/ tháng theo quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15).

Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay do người tham gia lựa chọn phù hợp với nhu cầu và thu nhập tháng của người đó và phải nằm trong khoảng từ 330.000 đồng/ tháng đến cao nhất là 36 triệu đồng/ tháng (tính khi chưa được nhà nước hỗ trợ).

Trên đây là những thông tin về BHXH tự nguyện và những chế độ mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định của luật lao động, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X