Xóa hộ khẩu làm Căn cước gắn chip được không là một trong những vướng mắc người dân gặp phải trong quá trình làm Căn cước công dân. Pháp luật quy định về điều này ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng HieuLuat.
Xóa hộ khẩu làm Căn cước gắn chip được không?
Chào bạn, Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định rõ các trường hợp xóa đăng ký thường trú trong đó bao gồm cả trường hợp của bạn là vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư…
Thẻ Căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân có thông tin của công dân gồm cả thông tin nơi thường trú của bạn.
Nên khi được cấp thẻ căn cước công dân, bạn cần phải có thông tin nơi đăng ký thường trú. Trường hợp của bạn đã bị xóa hộ khẩu cần phải nhập khẩu lại để được cấp thẻ căn Cước công dân. Muốn đăng ký thường trú bạn cần có giấy xác nhận thông tin cư trú.
Căn cứ Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA về xác nhận thông tin về cư trú thì công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú. Giấy xác nhận này có thể xin trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn hoặc văn bản điện theo yêu cầu của công dân.
Khi có giấy xác nhận thông tin cư trú, bạn có thể đăng ký thường trú lại và thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip.
Lưu ý: Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Nếu thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Trên thẻ Căn cước gắn chip có cả thông tin đăng ký thường trú của công dân.
Các trường hợp được đăng ký thường trú hiện nay
Điều 20, Luật Cư trú 2020 đã nêu rõ điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Công dân khi có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Ngoài ra, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
[...]
Theo quy định trên, bạn thuộc trường hợp đầu tiên, bạn có chỗ ở hợp pháp và chỗ ở đó thuộc quyền sở hữu của bạn thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014). - Những người có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số); thẻ CCCD mã vạch được đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn. Bên cạnh đó thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21 Luật CCCD). |
Trên đây là thông tin về vấn đề xóa hộ khẩu làm Căn cước gắn chip được không?, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.