hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 18/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào?

Biển cấm dừng cấm đỗ xuất hiện rất phổ biến trên đường phố, nhưng không phải ai cũng biết biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào? Đỗ sai thì bị phạt ra sao?...Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Mục lục bài viết
  • Biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào?
  • Biển cấm dừng đỗ 300 m có ý nghĩa gì?
  • Dừng, đỗ xe sai quy định thì bị phạt thế nào?

Biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào?

Câu hỏi: Chào Hieuluat, xin vui lòng giải đáp giúp tôi câu hỏi “Biển báo cấm dừng khi nào hết hiệu lực”?

Biển cấm dừng đỗ (tên gọi khác: biển báo cấm dừng và đỗ xe) là một trong những biển báo cấm xuất hiện phổ biến trên đường phố. Biển đang làm từ tôn mạ kẽm, có dạng hình tròn với nền màu xanh dương và 02 vạch kẻ chéo màu đỏ. Khi gặp biển này, người tham gia giao thông không được dừng hoặc đỗ tại nơi cắm biển.

Trong quá trình tham gia giao thông, rất nhiều người thắc mắc không biết biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào? Để trả lời cho câu hỏi này, ta xem xét Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019 của Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đó, biển cấm dừng đỗ có hiệu lực từ vị trí đặt biển cho đến khi:

  • Gặp biển “Hết tất cả các lệnh cấm” P.135
  • Đến nơi đường bộ giao nhau.

Biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào?
Biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào? (Ảnh minh họa)

Biển cấm dừng đỗ 300 m có ý nghĩa gì?

Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Hieuluat, tôi đi đường và gặp biển cấm dừng đỗ ở phía dưới có 1 phần biển phụ, ký hiệu 300m và có 2 mũi tên hướng lên. Vậy biển này có ý nghĩa gì?

Chào bạn, loại biển bạn gặp bên dưới biển cấm dừng đỗ được gọi là biển phụ. Hiện nay, không có định nghĩa cụ thể thế nào là biển phụ, tuy nhiên theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT ban hành năm 2019 thì biển này được sử dụng để thuyết minh, giải thích thêm cho biển chính.

Ngoài vị trí ở bên dưới biển chính thì biển phụ có thể đặt độc lập với biển chính (ví dụ: Biển hướng rẽ - số S.507).

Theo như mô tả của bạn, biển cấm dừng cấm đỗ có biển phụ với thông tin 300 m có 2 mũi tên 2 bên mang ý nghĩa là cấm các phương tiện tham gia giao thông dừng và cấm đỗ trong phạm vi 300 m tính từ phía sau biển.

Ví dụ về biển cấm dừng cấm đỗ trong phạm vi 300m (Ảnh minh họa)

Như vậy khi gặp biển này, bạn phải đi vượt lên trên 300m hoặc đến nơi có đường giao nhau (ví dụ: ngã ba, ngã tư…) thì mới được phép dừng hoặc đỗ. Nếu dừng hoặc đỗ xe trong phạm vi này thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Dừng, đỗ xe sai quy định thì bị phạt thế nào?

Trường hợp người tham gia giao thông vi phạm các quy định khi gặp biển dừng, đỗ xe thì có thể phải chịu một trong các mức phạt nêu tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP. Giữa xe máy và xe ô tô sẽ có mức phạt khác nhau, cụ thể:

- Xe máy: Phạt tối đa 400.000 đồng nếu đỗ xe hoặc dừng xe tại nơi có cắm biển cấm dừng cấm đỗ.

- Đối với ô tô: Mức phạt tối đa lên đến 1 triệu đồng nếu đỗ xe tại nơi cắm biển cấm dừng cấm đỗ.

  • Phạt đến 600.000 đồng nếu có hành vi dừng xe tại nơi có đặt biển cấm dừng cấm đỗ;
  • Phạt đến 1 triệu đồng đối với ô tô đỗ xe tại nơi có đặt biển cấm đỗ hoặc biển cấm dừng cấm đỗ.

Trên đây là một số nội dung giải đáp thắc mắc về biển báo cấm dừng đỗ hết hiệu lực khi nào? Nếu còn thắc mắc, xin mời bạn đọc liên hệ 19006199 và cùng trao đổi thêm với chúng tôi.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X