Cán bộ, công chức đều là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được cán bộ và công chức. Vậy bộ đội, công an là cán bộ hay công chức? Cùng phân tích và tìm câu trả lời ở bài viết này.
Hiểu thế nào về cán bộ, công chức?
Cán bộ, công chức là 02 đối tượng có những điểm tương đồng nên nhiều người vẫn nhầm lẫn và không phân biệt được giữa hai đối tượng này.
Khái niệm về cán bộ, công chức được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019). Cụ thể:
Hiểu thế nào về cán bộ và công chức?
Hiểu thế nào về cán bộ?
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), cán bộ có những điều kiện như sau:
Là công dân Việt Nam;
Được bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Cán bộ làm việc trong biên chế và sẽ được nhận lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Hiểu thế nào về công chức?
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức, công chức có những điều kiện như sau:
Là công dân Việt Nam;
Được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Công chức làm việc trong biên chế và sẽ được nhận lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Cán bộ và công chức có gì khác nhau?
Tiêu chí so sánh | Cán bộ | Công chức |
Chế độ làm việc | Làm việc tại chức vụ, chức danh đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. | Được tuyển dụng và bổ nhiệm làm công việc công vụ thường xuyên, liên tục. |
Nơi công tác | Cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. | Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. |
Chế độ tập sự | Không áp dụng chế độ tập sự. |
|
Chế độ kỷ luật |
| Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
|
Công an là cán bộ hay công chức?
Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về công an như sau:
“3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
6. Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.”
Bên cạnh đó Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định tại các xã, thị trấn chưa có tổ chức công an chính quy thì Trưởng Công an được xác định là công chức cấp xã tại địa phương đó.
Căn cứ vào những quy định trên có thể thấy, sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an không phải là công chức.
Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Công an nhân dân thì được xác định là cán bộ.
Công nhân công an không phải là công chức
Những đối tượng còn lại nếu tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân, làm việc trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và Trưởng Công an xã tại xã chưa có công an chính quy được xác định là công chức.
Bộ đội là cán bộ hay công chức?
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008 quy định như sau:
“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.”
Từ quy định này, cũng như quy định về cán bộ, công chức được nêu ở trên có thể thấy bộ đội làm việc trong Quân đội nhân dân được gọi là sĩ quan (nếu được nhà nước phong quân hàm cấp Úy, Tá và Tướng) là cán bộ của Đảng và Nhà nước, không phải là công chức.
Bộ đội là cán bộ, không phải là công chức.
Từ nội dung bài viết trên đây có thể kết luận về trường hợp của bạn như sau: Bạn hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng công an tại một địa phương chưa có tổ chức công an chính quy, vì vậy bạn là một công chức cấp xã.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi bộ đội, công an là cán bộ hay công chức? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết trên vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn.