Nắm bắt quy định của Bộ luật Lao động là điều cực kỳ quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp. Sau đây là thông tin về Bộ luật Lao động mới nhất 2024.
Bộ luật Lao động mới nhất 2024 được ban hành năm nào?
Bộ luật Lao động mới nhất 2024 là Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Bộ luật Lao động 2019 vẫn còn hiệu lực và đang được áp dụng hiện nay.
Bộ luật lao động mới nhất 2024 được ban hành năm nào?
Bộ luật Lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và cả người sử dụng lao động, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý quan hệ lao động tại Việt Nam, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ khi nào?
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và được áp dụng cho tới hiện tại.
Bộ luật Lao động năm 2012 hết hiệu lực khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành.
Các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất
Các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất
Bộ luật Lao động 2019 có các văn bản hướng dẫn chi tiết, bao gồm:
- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
- Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
- Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động chưa thành niên.
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.
- Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
- Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
- Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
5 quy định đáng chú ý của Bộ luật Lao động 2019
Mời bạn đọc cùng theo dõi các quy định đáng chú ý của Bộ luật Lao động 2019 dưới đây:
Quy định về thời gian làm việc:
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường được quy định như sau:
- Thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/ tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày/ tuần nhưng có trách nhiệm phải thông báo cho người lao động biết về thời gian làm việc. Nếu quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường tối đa 10 giờ/ngày và đảm bảo tối đa 48 giờ/ tuần.
- Người sử dụng lao động/Công ty/Doanh nghiệp có trách nhiệm giới hạn thời gian làm việc mà người lao động có tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật đối với các công việc nặng nhọc, độc hại.
Quy định về nghỉ phép
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được hưởng nghỉ phép năm như sau:
- 12 ngày làm việc đối với điều kiện thông thường;
- 14 ngày làm việc, áp dụng đối với người lao động là người chưa thành niên/ khuyết tật/ làm công việc nặng nhọc, độc hại/ làm việc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt.
- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm/ người làm việc ở nơi có hoàn cảnh sống đặc biệt khắc nghiệt.
- Trường hợp chưa đến 12 tháng làm việc thì số ngày nghỉ phép được tính tương ứng với số tháng làm việc thực tế.
- Trường hợp làm việc đủ 05 năm thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm 01 ngày.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ/chưa nghỉ hết phép năm thì được người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho người lao động đối với những ngày mà họ chưa nghỉ phép.
- Các bên có thể thỏa thuận nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Lưu ý: Trong trường hợp người lao động sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, hoặc đường thủy khi đi nghỉ phép hàng năm và số ngày đi đường cả đi và về mất hơn 02 ngày, quy định sau được áp dụng:
Từ ngày thứ 03 trở đi sau khi bắt đầu chuyến đi, thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính thêm vào thời gian nghỉ phép. Tuy nhiên, điều này chỉ được áp dụng một lần trong năm.
Điều này có nghĩa là thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ sẽ được tính vào số ngày nghỉ phép của người lao động, nhưng chỉ tính 01 lần trong năm dù chuyến đi kéo dài hơn 02 ngày.
Quy định về lương tháng 13
Bộ luật Lao động 2019 không quy định về lương tháng 13, việc người lao động nhận được lương tháng 13 hay không phụ thuộc vào quy định về thưởng của công ty, mà người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại địa điểm làm việc hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Quy định về nghỉ việc
Theo Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền nghỉ việc nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Nếu làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được nghỉ việc ngay mà không cần phải báo trước - theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Quy định về tuổi nghỉ hưu
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Như vậy, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trên đây là các nội dung liên quan đến Bộ luật Lao động mới nhất 2024. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 19006192 nếu có các thắc mắc liên quan cần giải đáp.Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số 19006192 để được hỗ trợ