hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 24/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có phạm pháp?

Bố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con không hay bố mẹ đọc tin nhắn của con có bị phạt hẳn là hai vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Câu hỏi: Cháu năm nay đang học lớp 11, có khá nhiều mối quan hệ bạn bè và những chuyện cháu cũng không muốn chia sẻ với bố mẹ vì nó là góc thầm kín của mỗi người. Hôm vừa rồi, cháu đã phát hiện mẹ cháu nhân lúc cháu đi học thêm đã kiểm tra điện thoại, đọc tin nhắn của cháu với bạn bè (vì cháu để quên sách ở nhà nên chạy về lấy mới phát hiện). Cho cháu hỏi bố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con không? Việc bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có bị phạt?

Bố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con?

Chào bạn, pháp luật có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cụ thể tại Điều 21, Hiến pháp năm 2013.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Bên cạnh đó Bộ luật dân sự 2015 cụ thể tại Điều 38, cũng quy định rằng đời sống riêng tư hay bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm đồng thời được pháp luật bảo vệ.

Việc thu thập hay lưu giữ, sử dụng cũng như công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân thì phải được người đó đồng ý.  Hay Việc thu thập/lưu giữ/sử dụng/công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thư tín/điện thoại/điện tín hay là cơ sở dữ liệu điện tử cùng với các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mỗi cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Do đó, việc bóc mở hay kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại,… của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật cho phép.

Đồng thời các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư cũng như bí mật cá nhân hay bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Tóm lại, căn cứ vào các quy định pháp luật chúng tôi đã nêu ở trên thì việc bố mẹ kiểm tra điện thoại hay tự ý đọc tin nhắn của con là xâm phạm quyền về đời sống riêng tư của bạn.

bố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con khôngBố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con hay không?

Nhiều phụ huynh muốn bảo vệ, giáo dục con, kịp thời ngăn cản con bị dụ dỗ hay sa vào các tệ nạn xã hội đã thực hiện kiểm ta chặt chẽ điện thoại, đọc tin nhắn của con. Tuy nhiên, theo pháp luật thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể gây tác động xấu đến trẻ.

Về phần bạn, để bố mẹ yên tâm, tin tưởng hơn ở bản thân, bạn có thể chia sẻ những tâm tư, tình cảm, cũng như mong muốn, nguyện vọng của mình với bố mẹ. Đặc biệt, khi gặp những tình huống, sự cố bất thường bạn không nên giấu diếm mà có thể tìm lời khuyên từ cha mẹ, giáo viên, người thân của mình, tránh để bản thân rơi vào bế tắc.

Bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có bị phạt không?

Nội dung trên đã trả lời cho câu hỏi bố mẹ có được phép kiểm tra điện thoại của con? Như vậy, nếu tự ý kiểm tra điện thoại, đọc tin nhắn của con liệu bố mẹ có bị phạt?

Theo quy định của pháp luật thì hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư có thể sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi đó như thế nào?

Xử phạt hành chính

Hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng (theo khoản 2, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP)

Bộ luật hình sự 2015 có quy định tại Điều 159, cụ thể nội dung về các hành vi và khung hình phạt như sau:

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi xâm phạm bí mật, thông tin cá nhân của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159, Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm nếu nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín,… hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 - 03 năm, nếu hành vi thuộc 01 trong các trường hợp như phạm tội có tổ chức; Phạm tội từ 02 lần trở lên; tiết lộ các thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; hành vi phạm tội làm nạn nhân tự sát…

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 - 05 năm.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X