Trên thực tế thì việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác không hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều người không biết được hành vi của mình sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm.
Chào bạn vấn đề của bạn HieuLuat xin được thông tin như sau:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có phải bồi thường?
Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khảo, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
và theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, nếu cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm có quyền:
- Yêu cầu bác bỏ thông tin
- Yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính thông tin
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Xác định để bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm thế nào?
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, các chi phí phải bồi thường gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài việc phải bồi thường các chi phí nêu trên, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận.
Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Việc xác định thiệt hại căn cứ theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
- Chi phí cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự; nhân phẩm; uy tín của người bị thiệt hại
- Chi phí thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc
- Cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại
- Các chi phí thực tế cần thiết khác để hạn chế khắc phục thiệt hại (nếu có)
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, bị xâm phạm, người xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm, người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút đó.
3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm
-Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm
- Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay là bài đăng trên báo viết, báo hình…); hành vi xâm phạm; mức độ lan truyền thông tin xúc phạm.
Mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần; tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị phạt ra sao?
Việc xúc phạm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác ngoài việc phải bồi thường thiệt hại còn có thể bị xử lý về hành chính, thậm chí xử lý hình sự:
- Xử phạt hành chính
Theo điểm a khoản 3 Điều 7, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác…
Cũng theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự; nhân phẩm của cá nhân.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
+ Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
+ Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với 02 người trở lên; lợi dụng chúc vụ, quyền hạn để phạm tội…
Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Trên đây là giải đáp thông tin về bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
>> Phạm tội cố ý gây thương tích, bồi thường cho bị hại thế nào?