hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 15/06/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức bồi thường thiệt hại khi bị đánh là bao nhiêu?

Trong thực tế rất nhiều trường hợp bị đánh dẫn đến gây thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nạn nhân được bồi thường thiệt hại khi bị đánh thế nào?

Mục lục bài viết
  • Có được bồi thường thiệt hại khi bị đánh?
  • Tự thỏa thuận bồi thường gây thương tích được không?
  • Mức bồi thường gây thương tích là bao nhiêu?
Câu hỏi: Anh trai tôi và bạn có mâu thuẫn, hôm trước trong lúc cãi nhau, anh tôi bị bạn (lúc đó đã say rượu) đánh gãy cả răng phải đi viện, bác sĩ bảo anh tôi phải trồng lại răng. Người đánh anh tôi sau khi tỉnh rượu đã nhận lỗi, muốn bồi thường thiệt hại cho anh tôi. Cho tôi hỏi trường hợp của anh tôi thể tự thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại khi bị đánh không? Mức bồi thường là bao nhiêu?

Có được bồi thường thiệt hại khi bị đánh?

Chào bạn, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp quy định.

Bên cạnh đó, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp:

- Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng

- Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, anh trai bạn bị xâm phạm đến sức khỏe gây thiệt hại (anh bạn bị gãy răng phải trồng răng giả) thì người đánh anh bạn phải có trách nhiệm bồi thường.

Tự thỏa thuận bồi thường gây thương tích được không?

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Các bên có thể thỏa thuận về:

+ Mức bồi thường là bao nhiêu?

+ Hình thức bồi thường (bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc…)

+ Phương thức bồi thường (1 lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)

Nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường.

Bên cạnh đó, một khi mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Ngoài ra, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi mình gây ra; bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, anh trai bạn và người đánh anh bạn có thể tự thỏa thuận mức bồi thường cũng như hình thức, phương thức bồi thường.

boi thuong thiet hai khi bi danh

Mức bồi thường gây thương tích là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì mức tiền bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định, gồm:

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: tiền thuê phương tiện đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ…

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Có nghĩa, nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Ngoài ra, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định.

3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 tháng mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Với mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa là không quá 74,5 triệu đồng.

HieuLuat vừa giải đáp thông tin về bồi thường thiệt hại khi bị đánh. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

>> Mức bồi thường thiệt hại tinh thần cao nhất là bao nhiêu?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X