hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 26/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phải bồi thường thiệt hại khi không có lỗi trong trường hợp nào?

Bồi thường thiệt hại khi có lỗi là điều tất yếu, chúng ta vẫn thấy nhiều trường hợp như vậy trong cuộc sống. Tuy nhiên lại có những tình huống bồi thường thiệt hại khi không có lỗi. Cụ thể, pháp luật quy định về điều này thế nào?

Mục lục bài viết
  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
  • Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định ra sao?
  • Bồi thường thiệt hại khi không có lỗi trong trường hợp nào?
Câu hỏi: Xin chào HieuLuat, tôi có vấn đề sau cần được giải đáp. Cho tôi hỏi: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Và trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại khi không có lỗi?

HieuLuat cảm ơn câu hỏi của bạn và xin được giải đáp vướng mắc của bạn như sau:

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

Theo đó, người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản cũng như quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Loại trách nhiệm này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và mọi chủ thể đều không thể lường trước được hậu quả.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

- Có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần)

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

- Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả.

boi thuong thiet hai khi khong co loi

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định ra sao?

Về nguyên tắc bồi thường thiêt hại 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của bản thân.

Bên cạnh đó, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Ngoài ra, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Bồi thường thiệt hại khi không có lỗi trong trường hợp nào?

Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp ngay cả khi không có lỗi sẽ vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cụ thể:

- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ những trường hợp sau:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)

Có thể thấy, nếu trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì sẽ vẫn phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết nếu pháp luật không có quy định khác.

Ví dụ: Anh A va vào một chiếc xe ô tô tải bị hỏng đỗ bên lề đường phía bên phải, do anh B làm tài xế. Hậu quả anh A bị thương tích rất nặng. Việc anh B đỗ xe đỗ xe trên đoạn đường không có biển báo cho các phương tiện khác biết để tranh cũng một phần do lỗi anh B.

Xe ô tô tải của anh B được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ, do đó anh B Phải có trách nhiệm bồi thường trong anh A trong trường hợp này.

Trên đây là giải đáp về bồi thường thiệt hại khi không có lỗi. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X