Việc bồi thường thiệt hại trong mua bán hàng hóa vẫn thường diễn ra trong cuộc sống. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này ra sao, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HieuLuat để có thêm thông tin.
Chào bạn, HieuLuat xin được thông tin đến bạn như sau:
Quy định về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán
Căn cứ theo quy định tại Điều 441 Bộ luât dân sự 2015 về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản thì:
- Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua.
- Bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy nếu công ty bạn và bên công ty mua không có thỏa thuận khác, bên công ty bạn có thể sẽ phải chịu rủi ro đối với tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong mua bán hàng hóa
Xét về việc hư hỏng hàng hóa trong trường hợp này do lỗi của lái xe khi vận chuyển nên có thể chia các trường hợp như nội dung dưới đây.
- Nếu bên công ty bạn thuê bên thứ 3 vận chuyển hàng hóa thì theo quy định tại khoản 1 Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015, bên thứ 3 sẽ phải chịu trách nhiệm đối với số hàng hóa tổn thất.
Cụ thể, trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
- Nếu công ty bạn là người trực tiếp vận chuyển hàng hóa, thì công ty bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với số lượng hàng hóa bị tổn thất, cụ thể ở đây là 100 thùng bia vì tài sản này chưa được giao cho bên mua.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với bên mua thì bên thứ 3 hoặc bên công ty bạn có quyền yêu cầu người lái xe bồi hoàn lại cho mình số tiền đã bồi thường cho bên mua theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015:
Theo đó, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Bồi thường thiệt hại về vật chất là bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, gồm: tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện: - Có thiệt hại - Có hành vi trái pháp luật - Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra - Người gây ra thiệt hại có lỗi. |
Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề bồi thường thiệt hại trong mua bán hàng hóa. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng thế nào?