Các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Chứng cứ gồm những gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai có bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa xét xử không?
Các bên tranh chấp là cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất.
Lý do vắng mặt có thể là do có việc bận hoặc không muốn tham gia phiên tòa hoặc lý do khác.
Tòa án nào là tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp đất đai?
Có thể sử dụng những chứng cứ nào trong khi giải quyết tranh chấp đất đai?
Mong được Luật sư giải đáp chi tiết.
Chào bạn, chúng tôi giải đáp vướng mắc các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không dựa trên thông tin bạn cung cấp và quy định pháp luật như dưới đây.
Các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không?
Căn cứ quy định tại Điều 227, Điều 296 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, đương sự có thể vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đất đai.
Tùy thuộc căn cứ, lý do vắng mặt mà tòa có thể hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử.
Cụ thể như sau:
Sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa sơ thẩm | Sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa phúc thẩm (nếu có) |
|
|
Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm/phúc thẩm, các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không là câu hỏi được chúng tôi giải đáp dựa trên căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự như sau:
Được quyền vắng mặt tại phiên tòa;
Tùy thuộc từng lý do vắng mặt mà tòa có thể tiếp tục xét xử vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hoặc hoãn phiên tòa;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án thế nào?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án được xác định theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
Về cơ bản, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được dựa trên căn cứ:
Theo lãnh thổ;
Theo cấp giải quyết;
Từ thông tin bạn cung cấp, căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai trong trường hợp của bạn có thể là:
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất (nếu không thuộc thuộc trường hợp là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất giải quyết);
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất nếu có yếu tố nước ngoài hoặc do cấp tỉnh lấy lên để giải quyết hoặc do cấp huyện đề nghị;
Trong đó, có yếu tố nước ngoài trong vụ việc của bạn được hiểu là có đương sự ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
Như vậy, khi phát sinh tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì thông thường sẽ được thụ lý, giải quyết bởi tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Tuy nhiên, nếu vụ án được tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết hoặc theo đề nghị của cấp huyện hoặc có yếu tố nước ngoài thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp tỉnh.
Và các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không là vấn đề mà nhiều đương sự quan tâm, đã được chúng tôi giải đáp ở phần trên.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đương sự được quyền vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm/phúc thẩm vụ án tranh chấp đất đai.
Chứng cứ trong tranh chấp đất đai có những gì?
Trước hết, vụ án tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp dân sự.
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, chứng cứ trong vụ án dân sự là những gì có thật và được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng/ hoặc được Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục Luật định, đồng thời, được tòa án sử dụng để làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án, xác định yêu cầu hoặc phản đối của đương sự là có căn cứ, hợp pháp.
Từ quy định trên, suy ra, để thu thập, giao nộp, sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai thì cần phải xem xét đến những vấn đề cơ bản sau:
Phạm vi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bên;
Tài liệu, chứng cứ về đất đai đã thu thập được trong quá trình giải quyết tranh chấp;
Tài liệu, chứng cứ mà bên có quyền nghĩa vụ đối lập đã thu thập được, cung cấp cho tòa án;
Thông thường sau khi đã thu thập các tài liệu được coi là nguồn chứng cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, đương sự giao nộp cho tòa theo trình tự luật định (giao nộp và có biên bản giao nhận chứng cứ, tài liệu).
Nếu tài liệu, chứng cứ này được sử dụng để đánh giá các yêu cầu của đương sự, xác định tình tiết khách quan thì đó chính là chứng cứ của vụ án.
Các nhóm tài liệu, giấy tờ hoặc các nguồn thông tin có thể thu thập để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như sau:
Nhóm tài liệu, giấy tờ về quyền sử dụng đất, ví dụ: Giấy chứng nhận, giấy xác nhận đăng ký đất đai, quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…;
Nhóm tài liệu, giấy tờ chứng minh cho quá trình sử dụng đất, như: Biên lai đóng nộp thuế phí hàng năm, trích lục thông tin có trong sổ mục chính, sổ mục kê, cơ sở dữ liệu đất đai, vi bằng, biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, văn bản khác có liên quan đến diện tích đang tranh chấp được công chứng, chứng thực...;
Nhóm tài liệu, nguồn chứng cứ được thu thập trong quá trình xử lý, giải quyết tranh chấp: Biên bản hòa giải, lời khai của người làm chứng, lời khai của những người có liên quan, các video/hình ảnh hoặc các tài liệu khác có thể đọc được, nhìn được hoặc dưới hình thức dữ liệu điện tử…;
Do chưa được tiếp cận hồ sơ vụ việc cụ thể, vậy nên, dựa trên những hướng dẫn ở trên của chúng tôi, bạn có thể lựa chọn các tài liệu phù hợp, nộp cho tòa và sử dụng những tài liệu, chứng cứ này hợp lý để bảo vệ tối ưu quyền lợi hợp pháp của mình.
Như vậy, câu hỏi, các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không đã được chúng tôi giải đáp: Theo quy định, các bên có quyền vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên, việc vắng mặt của đương sự có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình trước tòa, do vậy, bạn cần cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định.
Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, các bên có thể thu thập các loại văn bản, giấy tờ, nguồn chứng cứ để sử dụng làm chứng cứ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình như chúng tôi đã liệt kê.
Trên đây là giải đáp về vấn đề Các bên tranh chấp đất đai buộc phải có mặt ở phiên tòa không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.