hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 31/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Luật Đấu thầu mới nhất

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng có nhiều công trình cần xây dựng đã tạo điều kiện cho các hoạt động đấu thầu phát triển. Tuy nhiên, để ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu nhà nước đã ban hành quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu.

Câu hỏi: Tôi vừa được anh họ mời tham gia một dự án đấu thầu thi công công trình nhà chung cư hỗn hợp với quy mô 30 tầng. Vì là lần đầu tiên tham gia vào hoạt động đấu thầu nên tôi không biết hiện nay các hành vi bị cấm trong đấu thầu là gì, mong được tư vấn.

Hoạt động đấu thầu là gì?

Tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.”

Theo đó, hoạt động đấu thầu có thể hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ như tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp,... Nhằm thực hiện một dự án hoặc công trình nào đó của đối tác đầu tư.

Trong hoạt động đấu thầu phải đảm bảo được tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch,.. Các nhà thầu không được thực hiện các hành vi cấm trong hoạt động đấu thầu theo quy định.

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

Trong hoạt động đấu thầu các nhà thầu cần phải lưu ý các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Đấu thầu năm 2023 như sau:

  1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

  2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.

  3. Thông thầu bao gồm các hành vi như:

  • Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;

  • Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ…Nhà thầu, nhà đầu tư  đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ…4. Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:

  • Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

  • Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển…5. Cản trở bao gồm các hành vi như:

  • Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

  • Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

  • Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi như:

  • Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư không đúng quy định của luật này;

  • Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;

  • Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;

    7. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư bao gồm:

  • Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

  • Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

    8. Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây:

  • Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;

  • Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;

    9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định, cụ thể đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt.

    Như vậy, có thể thấy hiện nay có 09 hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm có đưa, nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức; Thông thầu; Gian lận; Cản trở; Không bảo đảm công bằng, minh bạch; Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Chuyển nhượng thầu trái phép; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn.

Đấu thầu là một hoạt động quan trọng, giúp các chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án, công trình của mình và tiến hành ký kết thỏa thuận bằng hợp đồng.

Cũng chính vì thế, nếu một trong các bên thực hiện các hành vi bị cấm theo Luật Đấu thầu sẽ dẫn đến tổn thất cho ít nhất một bên, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của bên còn lại.

Nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu khi nào?

Nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu khi nào?

Nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu khi nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Đấu thầu năm 2023 Khi có bằng chứng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi quy định hoặc hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì người có thẩm quyền thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

  • Đình chỉ cuộc thầu để tạm dừng các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra. Đình chỉ cuộc thầu được thực hiện trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cho đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quá trình thực hiện hợp đồng;

  • Xử lý vi phạm trong đấu thầu.

Cụ thể việc xử lý vi phạm trong đấu thầu được quy định tại Điều 87 luật này cụ thể:

  • Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

  • Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Luật này còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 05 năm.

  • Thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:

  • Người có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình;

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương;

  • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ và trên phạm vi toàn quốc.

  • Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và cơ quan, tổ chức có liên quan; đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phải đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Theo đó, việc nhà thầu vi phạm các điều cấm trong tham gia đấu thầu dẫn đến tình trạng không đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch,... Tùy vào mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, đối với các trường hợp vi phạm nhà thầu còn có thể bị cấm tham gia đấu thầu trong thời hạn từ 06 tháng đến 05 năm.

Vấn đề “Các hành vi bị cấm trong đấu thầu?”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X