hieuluat
Chia sẻ email

3 hình thức tra cứu tình trạng hôn nhân không phải ai cũng biết

Tra cứu tình trạng hôn nhân nhằm mực đích xác mình một người đang độc thân hay trong quan hệ hôn nhân? Những hình thức để có thể tra cứu là gì? 

 

Tra cứu tình trạng hôn nhân của người khác được không?

Tra cứu tình trạng hôn nhân của người khác được không?

Tra cứu tình trạng hôn nhân của người khác được không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tình trạng hôn nhân là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ pháp lý để chỉ tình trạng hoặc đặc điểm của một cá nhân trong quan hệ hôn nhân, bao gồm các yếu tố:

  • Đã kết hôn hay chưa kết hôn

  • Hhoặc ly hôn hoặc vợ

  • Hoặc chồng đã qua đời

Tình trạng hôn nhân của cá nhân phải được chứng minh bằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp.

Khi muốn tra cứu về tình trạng hôn nhân, mỗi người có thể sử dụng số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân để xem thông tin và có thể chỉnh sửa, bổ sung các thông tin khác của chính mình.

Tuy nhiên đối với người khác, khi sử dụng số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân để tra cứu và xem tình trạng hôn nhân của người đó nhưng không thể thay đổi thông tin có sẵn.

Các hình thức tra cứu tình trạng hôn nhân

Hiện nay để tra cứu tình trạng hôn nhân của một người bao gồm 3 cách sau:

  • Tra cứu bằng số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

  • Tra cứu trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân;

  • Tra cứu thông qua phần mềm Quản lý hộ tịch

Tra cứu tình trạng hôn nhân bằng Căn cước công dân

Tra cứu tình trạng hôn nhân bằng căn cước công dân

Tra cứu tình trạng hôn nhân bằng căn cước công dân

Bước 1: Sử dụng hệ thống Cổng dịch vụ công của Bộ công an về dân cư quốc gia

Thông qua các phương tiện bao gồm cả máy tính và điện thoại, người có nhu cầu tra cứu sẽ truy cập vào website Cổng dịch công về dân cư quốc gia https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ để kiểm tra tình trạng hôn nhân thực tế của một người bằng cách sử dụng số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và số điện thoại.

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống

Ở bên góc phải của màn hình, mọi người lựa chọn ô Đăng nhập, Sau đó tại thư mục Đăng nhập, chọn mục tài khoản được cấp bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận đăng nhập, một lần nữa chọn tài khoản cấp bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bước 3: Điền thông tin đăng nhập

Ở bước này mọi người sẽ lựa chọn hình thức đăng nhập là Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân và nhập các thông tin yêu cầu gồm: Tên đăng nhập chính là số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân và nhập mật khẩu, mã xác thực.\

Tra cứu tình trạng hôn nhân bằng căn cước công dân

Tra cứu tình trạng hôn nhân bằng căn cước công dân

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP về số điện thoại chính chủ đã đăng ký

Bước 5: Sau khi đăng nhập xong chọn tra cứu hồ sơ và chọn thông tin công dân

Bước 6: Nhập các thông tin có đánh dấu * - là các thông tin bắt buộc bao gồm: Họ tên, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, ngày sinh, mã xác nhận và nhấn mục tìm kiếm ở bên dưới.

Bước 7: Tình trạng hôn nhân sẽ được cập nhật ở mục thông tin công dân ở bên dưới.

Kiểm tra tình trạng hôn nhân bằng hình thức trực tiếp

Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 22 quy định về thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ chuẩn bị Tờ khai xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu có sẵn).

Đối với trường hợp đã ly hôn cần có thêm bản án, quyết định về việc ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đối với trường hợp vợ/ chồng đã chết cần có thêm giấy chứng tử của người đó (bản sao). Đối với trường hợp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp hết hạn hoặc xin cho mục đích khác.

Bước 2: Nộp đến cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn, nơi thường trú của công dân Việt Nam;

  • Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn, nơi người đó đăng ký tạm trú, trong trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các cơ quan trên cũng có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam nếu họ có yêu cầu.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý và cấp Giấy xác nhận

Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và trong thời gian ba ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, họ sẽ cấp Giấy xác nhận cho người đó.

Nếu người yêu cầu cần chứng minh tình trạng hôn nhân hoặc kiểm tra lại, Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn sẽ cấp Giấy xác nhận cho người yêu cầu trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời, xác minh.

Tra cứu bằng phần mềm Quản lý hộ tịch

Đối với phần mềm Quản lý hộ tịch, người có nhu cầu tra cứu tình trạng hôn nhân sẽ làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống hộ tịch

Thông qua các loại phương tiện bao gồm cả máy tính và điện thoại, bằng cách sử dụng số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân trực tuyến, người tra cứu có thể truy cập trang web quản lý hộ tịch để kiểm tra tình trạng hôn nhân thực tế của một người. Sử dụng trang web trên máy tính sẽ có thao tác nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tra cứu bằng phần mềm Quản lý hộ tịch

Tra cứu bằng phần mềm Quản lý hộ tịch

Bước 2: Chọn “Hồ sơ trực tuyến”

Ở mục “Hồ sơ”, và chọn thư mục con “Hồ sơ trực tuyến”

Bước 3: Tìm hồ sơ đăng ký theo mục

Ở mục Hồ sơ trực tuyến có: loại đăng ký, người yêu cầu và đối tượng, hãy chọn thư mục có thông tin tốt nhất.

  • Thư mục Loại đăng ký: tìm mục “Xác nhận tình trạng hôn nhân”

  • Thư mục Người yêu cầu: nhập tên người cần kiểm tra

  • Thư mục Đối tượng: phần mềm tự động hiển thị nếu thông tin 2 mục trên chính xác.

Bước 4: Chọn hồ sơ cần kiểm tra

Một danh sách các hồ sơ sẽ hiện ra, bao gồm tất cả hồ sơ có tên như người tra cứu nhập, nếu đã đúng thông tin đã được cung cấp thì nhấp vào để kiểm tra.

Bước 5: Chọn “Xem tình trạng hôn nhân”

Nếu đúng hồ sơ, nhấn vào mục “Xem” để xem kết quả kiểm tra tình trạng hôn nhân.

Nếu hồ sơ không đúng hoặc thiếu thông tin: nhấn chọn mục “Xử lý tiếp” để tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung thông tin, rồi chọn “Cất và ghi sổ” để lưu trữ lại hồ sơ.

Bấm vào mục “Quay trở về” nếu hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân đã đúng và đầy đủ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề tra cứu tình trạng hôn nhân mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định của luật hôn nhân và gia đình, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X