Ai phải đóng thuế TNCN và BHXH? Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN và BHXH. Tham khảo câu trả lời liên quan thông qua bài viết dưới đây.
Ai phải đóng thuế TNCN và BHXH?
Ai phải đóng thuế TNCN và BHXH?
Đối với thuế TNCN:
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế nhập cá nhân 2007 có quy định những đối tượng sau có nghĩa vụ đóng thuế TNCN:
- Thứ nhất là các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh bên trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Thứ hai là các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh bên trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
Đối với BHXH:
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động và người sử dụng lao động sau bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Người lao động là công dân Việt Nam:
Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ ba tháng đến dưới mười hai tháng; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng đến dưới ba tháng;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác tại những tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên môn, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ kỹ thuật trong công an nhân dân;
Hạ sĩ quan và chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan và chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an và cơ yếu đang theo học có sinh hoạt phí;
Người đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng;
Người quản lý doanh nghiệp hoặc quản lý điều hành hợp tác xã mà có nhận tiền lương;
Người hoạt động không chuyên trách tại xã/phường/thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan hoặc chứng chỉ hành nghề;
- Người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác; tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động tại Việt Nam; cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN
Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN và BHXH
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) có quy định những khoản phụ cấp sau không tính thuế TNCN:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần đối với chính sách ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với những người tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ, làm nhiệm vụ quốc tế.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh và những khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút.
- Phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp...
- Trợ cấp bảo trợ xã hội.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cán bộ công chức làm công tác chủ quyền biển đảo.
- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài hoặc cư trú dài hạn tại nước ngoài mà về Việt Nam làm việc và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
- Phụ cấp của nhân viên y tế tại bản, thôn.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) có quy định những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH gồm:
- Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Những khoản hỗ trợ khác như điện thoại, đi lại, xăng xe, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ và nuôi con nhỏ;
- Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết, hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn hoặc sinh nhật của người lao động.
- Tiền trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi gặp tai nạn lao độn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Trên đây là thông tin về các khoản phụ cấp không phải đóng thuế TNCN và BHXH. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.