hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 24/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?

Nghĩa vụ quân sự có vai trò quan trọng, cũng là một trong những loại nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng quy định. Nghĩa vụ quân sự có thời hạn quy định, tuy nhiên cũng có trường hợp được xuất ngũ sớm. Vậy, các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?

Mục lục bài viết
  • Nhập ngũ bao lâu thì được xuất ngũ
  • Các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?
  • Ai có thẩm quyền giải quyết xuất ngũ khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi: Em năm nay 17 tuổi và sắp đủ tuổi đi nghĩa vụ, em nghe nói thời gian thực hiện sẽ là 02 năm, nhưng do nhà em chỉ còn em và bà ngoại đã cao tuổi nên không thể đi lâu được. Vậy có trường hợp nào được xuất ngũ sớm không?

Nhập ngũ bao lâu thì được xuất ngũ

Nhập ngũ bao lâu thì được xuất ngũNhập ngũ bao lâu thì được xuất ngũ

Căn cứ theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

  • Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

  • Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

  • Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

  • Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Như vậy, thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế và kết quả đánh giá đối với binh sĩ mà có thể kéo dài thời gian không quá 06 nhằm đảm bảo được các binh sĩ có thể đảm bảo được các kỹ năng, kiến thức cần thiết để chiến đấu hoặc trong thời gian cần nhiều binh sĩ hỗ trợ như dịch bệnh, cứu hộ,..

Đồng thời quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, binh sĩ xuất ngũ khi đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, tức là đã hết thời hạn 24 tháng hoặc 30 tháng (đối với trường hợp được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ).

Các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?

Các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?Các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP thì hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ đúng thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định nêu trên.

Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:

  1. Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy.

  2. Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định, cụ thể như sau:

  • Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

  • Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ theo quy định, cụ thể như sau:

  • Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

  • Một anh hoặc một em của liệt sĩ;

  • Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

  1. Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định.

Lưu ý: Trong thời gian kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe hoặc không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định thì được giải quyết xuất ngũ.

Hiện nay có 04 trường hợp sẽ được xuất ngũ sớm hơn so với thời gian quy định, đối với bạn độc giả đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Như bạn trình bày người thân chỉ còn bà ngoại cao tuổi, do thông tin bạn cung cấp vẫn chưa rõ, vậy nên nếu chứng minh bà ngoại bạn không còn khả năng lao động và bạn đang là lao động chính trong gia đình thì sẽ được xem xét vấn đề xuất ngũ sớm.

Ai có thẩm quyền giải quyết xuất ngũ khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Tại Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định về thẩm quyền giải quyết xuất ngũ như sau:

Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.

2. Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.

3. Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn.

4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.

Có thể thấy, thẩm quyền giải quyết xuất ngũ sẽ tùy trường hợp mà thẩm quyền cũng khác nhau, và đối với trường hợp xuất ngũ trước hạn Thì sẽ do chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và cấp tương đương giải quyết.

Trên đây là bài viết các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn là gì?

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X