hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 08/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online nhanh nhất

Hiện nay, việc kiểm tra nợ xấu được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn thông qua ứng dụng và website CIC. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp cá nhân có thể kiểm tra nợ xấu một cách chính xác nhất.

 
Mục lục bài viết
  • Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD được không?
  • Cách kiểm tra nợ xấu bằng CIC
  • Kiểm tra nợ xấu trên website CIC
  • Kiểm tra nợ xấu bằng app CIC trên điện thoại
Câu hỏi: Tôi có vay một khoản tiền lớn nhưng không đủ khả năng chi trả. Tôi đang muốn vay thêm 1 khoản tiền để đầu tư làm ăn. Cho tôi hỏi tôi có thể dùng CCCD để kiểm tra nợ xấu được không? Làm thể nào để kiểm tra nợ xấu chính xác nhất?

Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD được không?

Nợ xấu được định nghĩa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được phân loại bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Nhóm nợ

Nhóm 3

(Nợ dưới tiêu chuẩn)

Nhóm 4

(Nợ nghi ngờ)

Nhóm 5

(Nợ có khả năng mất vốn)

Tiêu chí phân loại khoản nợ

- Quá hạn trong khoảng từ 91 - 180 ngày, trừ các khoản nợ được phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ các khoản nợ được phân vào nhóm nợ có rủi ro thấp và có rủi ro cao hơn theo điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Khoản nợ được ngân hàng miễn, giảm lãi suất do người vay không đủ khả năng trả tiền lãi đầy đủ như đã thỏa thuận;

- Khoản nợ thuộc các trường hợp quy định tại tiết (iv) điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN mà trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi nợ nhưng vẫn chưa thu hồi được;

 - Khoản nợ phải thu hồi theo quy định tại tiết (v), (vi) điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đã quá thời hạn thu hồi hoặc chưa thu hồi được;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm này theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 10, khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

- Quá hạn trong khoảng từ 181 - 360 ngày, trừ các khoản nợ được phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng quá hạn đến 90 ngày, trừ trường hợp tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai đang còn trong hạn, trừ trường hợp tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Các khoản nợ theo quy định tại tiết (iv) điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN mà trong khoảng từ 30-60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi nợ vẫn chưa thu hồi được khoản nợ này;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quy định tại tiết (v), (vi) điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đã quá thời hạn thu hồi/chưa thu hồi được;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm này theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 10, khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

- Quá hạn từ 360 ngày trở lên;

- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng quá hạn trên 91 ngày;

- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 02 nhưng quá hạn;

- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ lần 03 trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Các khoản nợ theo quy định tại tiết (iv) điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN mà quá 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi nợ nhưng vẫn chưa thu hồi được khoản nợ này;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quy định tại mục (vi), (vii) điểm đ khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đã quá thời hạn thu hồi hoặc chưa thu hồi được;

- Khoản nợ của các TCTD đang được ngân hàng nhà nước kiểm soát đặc biệt/khoản nợ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị Nhà nước phong tỏa vốn và tài sản;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm này theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Căn cứ pháp lý

Điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Điểm d Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Điểm đ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Cá nhân đi vay nếu có nhu cầu kiểm tra nợ xấu hoàn toàn có thể cầm CMND/CCCD đến trực tiếp ngân hàng cho vay tín dụng để cung cấp thông tin yêu cầu ngân hàng kiểm tra thông tin về nợ xấu. Các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành hỗ trợ kiểm tra thông tin liên quan và gửi thông báo kết quả về cho cá nhân.

Ngoài ra, cá nhân có thể dùng CMND/CCCD để kiểm tra nợ xấu online thông qua website CIC hoặc ứng dụng CIC trên điện thoại.

Cách kiểm tra nợ xấu

Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD

Cách kiểm tra nợ xấu bằng CIC

Kiểm tra nợ xấu trên website CIC

Bước 1. Truy cập website CIC qua đường link https://cic.org.vn 

Giao diện website CIC

Giao diện website CIC

Bước 2. Đăng ký thông tin 

Sau khi giao diện website hiện ra, cá nhân chọn “Đăng ký”. 

Cá nhân tiến hành điền tất cả các thông tin theo yêu cầu một cách chính xác nhất, bao gồm: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số CCCD,... 

Sau đó, cá nhân nhập mật khẩu để tạo mật khẩu đăng nhập cho những lần sau.

Lưu ý: Các thông tin nên là thông tin chính chủ, đang được sử dụng hoặc đang sinh sống để thuận tiện cho việc xác nhận thông tin và nhận thông báo khi cần thiết.

Đăng ký tài khoản cá nhân CIC

Đăng ký tài khoản cá nhân CIC

Bước 3. Nhập mã xác nhận

Sau khi nhấn “Tiếp tục” ở mục điền thông tin đăng ký, một mã OTP sẽ gửi về số điện thoại mà cá nhân đã đăng ký. Cá nhân tiến hành điền mã và nhấn “Tiếp tục”.

Bước 4. Xác nhận với nhân viên CIC

Sau 1 ngày kể từ ngày đăng ký thành công, nhân viên CIC sẽ gọi đến số điện thoại mà cá nhân đăng ký để xác nhận lại thông tin một lần nữa.

Sau khi xác nhận, tài khoản đăng ký sẽ được duyệt. Kết quả đăng ký tài khoản bao gồm tên và mật khẩu sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại/hộp thư điện tử mà cá nhân đã đăng ký trước đó.

Bước 5. Kiểm tra nợ xấu

Cá nhân sau khi được cấp tài khoản thực hiện đăng nhập lại trên website CIC. Sau đó chọn mục “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu của mình. 

Kiểm tra nợ xấu online

Kiểm tra nợ xấu online

Kiểm tra nợ xấu bằng app CIC trên điện thoại

Bước 1. Tải app CIC về điện thoại theo đường link dưới đây:

Đối với Apple Store thuộc IOS: TẠI ĐÂY

Đối với Google Play thuộc Android: TẠI ĐÂY

Bước 2. Đăng ký tài khoản

Tương tư như đăng ký trên website, cá nhân điền lần lượt và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và tạo mật khẩu đăng nhập. 

Bước 3. Sau khi đăng nhập, cá nhân chọn mục “Khai thác báo cáo”. 

Ứng dụng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm 1 số thông tin để thực hiện việc tra cứu bao gồm: họ tên, ngày sinh, thông tin trên thẻ CCCD/CMND, hình chụp 2 mặt thẻ CCCD/CMND, chân dung cá nhân vay tiền.

Bước 4. Chờ xét duyệt

Sau khi điền đầy đủ và chính xác thông tin, cá nhân gửi thông tin cho CIC và đợi xác thực.

Bước 5. Kiểm tra nợ xấu

Sau khi được xác thực, cá nhân bấm chọn “Khai thác báo cáo” lần nữa và chọn khoản nợ cần kiểm tra. Khi này, thông tin liên quan đến các khoản nợ sẽ hiển thị đầy đủ, cá nhân hoàn toàn có thể biết được mình có bị dính nợ xấu hay không?

Như vậy, cá nhân có thể dễ dàng kiểm tra nợ xấu của mình bằng CMND/CCCD. Trong quá trình thực hiện nếu có bất kỳ thắc mắc hay trục trặc nào, vui lòng liên hệ đường dây nóng https://docs.google.com/document/d/1LV1U7YNlgDZ7G704VLcNSmUnXdwALnsG8zTQqMNqLWM/edit để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X