hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa [Mới nhất]

Bạn đã chuyển tiền cho một người hoặc tổ chức không rõ ràng, chỉ để sau đó phát hiện ra rằng bạn đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo? Đừng lo lắng! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại tiền chuyển khoản khi bị lừa một cách thông minh và nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Câu hỏi: Có cách nào lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa không? Mong cho tôi thông tin, xin cảm ơn!


1. Các thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản thường gặp

Các mánh khóe lừa đảo tinh vi khiến nạn nhân dễ sập bẫy

Các mánh khóe lừa đảo tinh vi khiến nạn nhân dễ sập bẫy

1.1 Mạo danh ngân hàng

Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo giả mạo ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để đánh lừa nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Họ có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: email lừa đảo, trang web giả mạo, hoặc cuộc gọi điện thoại…để lừa nạn nhân tin rằng họ đang tương tác trực tuyến với ngân hàng của mình.

Khi có được những thông tin nhạy cảm kẻ lừa đảo sẽ dùng nó để truy cập trái phép vào tài khoản của nạn nhân, chuyển tiền hoặc thực hiện các giao dịch chưa được ủy quyền.

1.2 Giả mạo các cơ quan chức năng

Các đối tượng sử dụng sim không chính chủ, thiết bị chuyển đổi số điện thoại, phần mềm giả mạo các quan chức Chính phủ, cơ quan chức năng, tổ chức có thẩm quyền… gọi điện và tuyên bố rằng nạn nhân có liên quan đến vụ án hình sự, ma túy, rửa tiền, phạt nguội.

Bằng cách đánh vào tâm lý “nỗi sợ hãi”, các đối tượng liên tục thúc ép và dọa nạt nạn nhân phải nhanh chóng chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp. Với lý do là để phục vụ cho công tác điều tra và tránh những hậu quả pháp lý sau này.

Tràn lan vấn nạn lừa đảo bằng các thiết bị công nghệ cao

Tràn lan vấn nạn lừa đảo bằng các thiết bị công nghệ cao

1.3 Mua hàng trực tuyến

Trong trường hợp này các đối tượng lừa đảo sẽ giả đăng bán những mặt hàng hoặc dịch vụ lên một trang web mua sắm trực tuyến hoặc trên mạng xã hội. Sau đó yêu cầu khách hàng đặt cọc một phần trăm số tiền trước khi giao hàng với lý do là để khách không bom hàng và có trách nhiệm với đơn hàng đã đặt.

Tuy nhiên sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc với người mua hàng và không giao hàng như đã hứa. Đồng thời chiếm đoạt số tiền đặt cọc mà khách hàng đã chuyển khoản.

1.4 Tặng quà trúng thưởng

Bằng chiêu trò giả danh là nhân viên của những gian hàng thương mại điện tử nổi tiếng. Các đối tượng lừa đảo đã gọi điện thông báo trúng thưởng đến khách hàng. Với những thủ đoạn tinh vi, kẻ lừa đảo đã đọc đúng chính xác các thông tin, tên, tuổi, số điện thoại, số căn cước công dân của nạn nhân.

Sau đó yêu cầu họ phải chuyển trước một khoản tiền phí vận chuyển quà tặng. Sau một khoảng thời gian khi không nhận được quà tặng, nạn nhân gọi lại thì số điện thoại đã thuê bao và tắt máy. Với hình thức lừa đảo trên các đối tượng đã khiến cho nhiều nạn nhân nhẹ dạ cả tin sập bẫy.

2. Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa

Những bước đơn giản giúp người bị hại thu hồi lại số tiền đã mất

Những bước đơn giản giúp người bị hại thu hồi lại số tiền đã mất

2.1 Lưu giữ bằng chứng liên quan đến giao dịch:

Khi phát hiện ra rằng bản thân có thể đã bị lừa đảo, việc đầu tiên bạn cần làm là lưu giữ tất cả các thông tin, bằng chứng liên quan đến giao dịch. Đó có thể là tin nhắn, số điện thoại, ảnh chụp màn hình của trang web hoặc ứng dụng mà bạn đã sử dụng để mua hàng.

Hay bất cứ hình thức liên lạc nào khác mà bạn đã sử dụng để liên hệ với các đối tượng. Việc lưu giữ tất cả các bằng chứng liên quan đến giao dịch sẽ rất hữu ích và cần thiết cho các giai đoạn phía sau, đặc biệt là khi bạn muốn tìm hiểu cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa.

2.2 Liên hệ nhanh chóng với ngân hàng

Ngay sau khi nhận ra rằng bạn có thể đã bị lừa đảo, hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn. Họ có thể giúp bạn ngăn chặn giao dịch hoặc thậm chí hoàn lại số tiền nếu giao dịch chưa được hoàn tất.

Còn trong trường hợp giao dịch đã được thực hiện thành công thì ngân hàng sẽ tiến hành điều tra và liên lạc với chủ tài khoản nhận tiền để yêu cầu hoàn lại số tiền đó. Nếu chủ tài khoản từ chối hoặc không phản hồi, bạn có quyền và căn cứ để khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan công an.

2.3 Làm đơn trình báo công an

Cuối cùng, bạn nên báo cáo vụ việc cho cơ quan thi hành pháp luật địa phương. Họ có thể điều tra vụ việc và giúp bạn khởi kiện nếu cần. Khi làm đơn trình báo, hãy cung cấp cho họ tất cả các thông tin và bằng chứng mà bạn đã thu thập.

Dưới đây là các bước trình báo công an khi bạn bị đảo chuyển khoản. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm hiểu cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa, những thông tin sau đây sẽ rất hữu ích.

  1. Thu thập chứng cứ: Hãy chuẩn bị tất cả các bằng chứng rõ ràng, cụ thể liên quan đến giao dịch. Việc có những bằng chứng đầy đủ thông tin sẽ giúp cho quá trình điều tra diễn ra hiệu quả hơn.
    Những thông tin này không chỉ giúp xác minh sự việc mà còn giúp xác định thủ phạm, từ đó giúp cơ quan thi hành pháp luật có các biện pháp xử lý phù hợp.

  2. Trình báo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới các cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú để được giải quyết.

  3. Chuẩn bị hồ sơ: Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn trình báo công an

  • Các loại giấy tờ, thông tin liên quan đến người bị hại như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân

  • Bằng chứng kèm theo để chứng minh hành vi phạm tội

  1. Công an xác minh sự việc: Cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh sự việc sau khi nhận được đơn trình báo.

  2. Khởi tố vụ án hình sự: Nếu sau khi xác minh, cơ quan công an xác định có dấu hiệu tội phạm, họ sẽ tiến hành khởi tố vụ án.

  3. Điều tra vụ án: Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra vụ án.

  4. Tiến hành thủ tục truy tố: Sau khi điều tra xong, cơ quan công an sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục truy tố.

  5. Xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cuối cùng tòa án sẽ tiến hành xét xử vụ án.

3. Thời gian lấy lại tiền đã chuyển khoản là bao lâu?

Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian thu hồi tiền đã mất

Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian thu hồi tiền đã mất

Việc lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo chuyển khoản không phải là một quá trình đơn giản. Thời gian để lấy lại tiền có thể khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

  • Yếu tố quan trọng đầu tiên là loại hình lừa đảo mà bạn đã gặp phải. Nếu đối tượng lừa đảo là một cá nhân, cơ quan thi hành pháp luật có thể tìm ra và xử lý họ một cách nhanh chóng. Ngoài ra cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa trong trường hợp này cũng đơn giản hơn so với khi bị lừa đảo bởi một tổ chức phức tạp.

  • Thứ hai, tốc độ phản hồi của ngân hàng và cơ quan thi hành pháp luật cũng ảnh hưởng đến thời gian lấy lại tiền. Ngân hàng cần phải xác minh thông tin và cung cấp cho cơ quan thi hành pháp luật các thông tin cần thiết để điều tra.

  • Thứ ba, sự hợp tác của các bên liên quan cũng rất quan trọng. Nếu ngân hàng, cơ quan thi hành pháp luật và các bên liên quan khác hợp tác tốt, quá trình lấy lại tiền có thể diễn ra nhanh chóng.

  • Cuối cùng, việc lấy lại tiền cũng phụ thuộc vào việc bạn có thể cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh rằng bạn đã bị lừa đảo hay không.

Vì vậy, thời gian để lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là vài năm, tùy thuộc vào các yếu tố trên.

Trong quá trình này, không ai có thể đưa ra chính xác thời gian cụ thể bạn có thể lấy lại toàn bộ số tiền đã mất trong khoảng thời gian bao lâu mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của quá trình điều tra và xử lý.

Trong bối cảnh giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến như ngày nay, rủi ro mất mát tài sản do lừa đảo, đặc biệt qua ngân hàng hay các ứng dụng chuyển khoản trực tuyến, không phải là điều hiếm gặp.

Qua bài viết này, chúng tôi đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp bạn nắm bắt được cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa trong trường hợp không may mắn trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khuyến khích mọi người duy trì sự cảnh giác và tiếp tục cập nhật kiến thức về an toàn tài chính để tránh gặp phải các tình huống không mong muốn như trên.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X