hieuluat
Chia sẻ email

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2023 nhanh chóng, chuẩn nhất

Bảo hiểm xã hội 1 lần là khoản chi trả dành cho người lao động không đủ điều kiện lĩnh lương hưu và không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm nữa. Vậy cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần hiện nay được quy định thế nào?

Mục lục bài viết
  • Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2023 chi tiết nhất
  • Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài
  • Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dưới 1 năm
  • Cách tính trợ cấp 1 lần để đi nước ngoài định cư
  • Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần có nghỉ thai sản

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2023 chi tiết nhất

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài

Theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ 2016, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính trên số năm tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó:

- Đối với những năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014: tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương (Mbqtl) đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm;

- Đối với những năm tham gia bảo hiểm xã hội từ 2014 trở đi: tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương (Mbqtl) đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm;

- Nếu chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 01 năm nhưng vẫn muốn lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần thì mức hưởng sẽ bằng số tiền đã đóng, mức hưởng tối đa bằng 02 tháng Mbqtl.

Để hiểu rõ ràng hơn, ta xét nội dung điểm b khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 7 Điều 9 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động nước ngoài được tính theo công thức sau:

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

=

1,5 x Mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng bảo hiểm xã hội

x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014

+

2 x Mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng bảo hiểm xã hội

x Số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 2014 trở đi

Trong đó:

- Mbqtl đóng bảo hiểm xã hội là:

Mbqtl tháng đóng bảo hiểm xã hội

=

Tổng mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với từng năm

x

Hệ số điều chỉnh tiền lương

:

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

  • Số năm đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp lẻ từ 01 - 06 tháng thì làm tròn thành 0,5 năm; còn lẻ từ 07 – 11 tháng thì tính tròn 01 năm.
  • Hệ số điều chỉnh lương: Hệ số điều chỉnh lương tính đến năm 2023 sẽ áp dụng theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH:

Năm

Trước 1995

1995

...

2010

...

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

...

1,77

...

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dưới 1 năm

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người tham gia dưới 01 năm thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người tham gia dưới 01 năm thế nào?

Người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm chưa đủ 12 tháng (dưới 01 năm) vẫn có thể được chi trả bảo hiểm xã hội 1 lần. Số tiền được thanh toán sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp như sau:

Trường hợp 1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Dựa vào nội dung khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 1 năm sẽ có mức hưởng là 22% các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức tối đa mà người lao động được cơ quan bảo hiểm thanh toán là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 2. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo nội dung Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức dưới đây:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

=

22%

x

Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

- Tổng các thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội: được điều chỉnh trên hệ số trượt giá (chỉ số giá tiêu dùng) được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

- Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nêu trên sẽ không bị trừ nếu người lao động đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không thuộc trường hợp này thì theo Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, số tiền hỗ trợ từ Nhà nước sẽ được tính như sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ (tháng...)

=

22%

x

Chuẩn nghèo khu vực nông thôn (tháng...)

x

30% (đối với hộ nghèo)

25% (hộ cận nghèo)

10% (đối tượng khác)

*Lưu ý: Người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm.

Cách tính trợ cấp 1 lần để đi nước ngoài định cư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, khi người Việt muốn đi ra nước ngoài định cư thì có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Số tiền nhận được sẽ phụ thuộc vào số năm tham gia bảo hiểm.

Cứ mỗi năm, mức bảo hiểm được tính như sau:

- 1,5 lần bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian tham gia bảo hiểm trước năm 2014;

- 02 lần bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian tham gia bảo hiểm từ năm 2014 trở đi.

Cách tính này đã được cụ thể hóa theo nội dung tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Tiền bảo hiểm xã hội một lần

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014)

Trong đó: Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm, bằng:

Mbqtl

=

(Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Cách tính trợ cấp 1 lần để đi nước ngoài định cư được quy định thế nào?

Cách tính trợ cấp 1 lần để đi nước ngoài định cư được quy định thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần có nghỉ thai sản

Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ sẽ không được tính để nhận trợ cấp thất nghiệp, nhưng vẫn được tính để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Mức tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x khoảng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội năm 2014 trở đi)

Trong đó:

- Mbqtl chính là mức bình quân tiền lương tháng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội:

Mbqtl

=

(Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

- Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, số tiền chi trả cho khoảng thời gian đó sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi thì khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, số tiền chi trả cho khoảng thời gian đó sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Xem tiếp: Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì?

Về cơ bản, muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thì người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ theo hướng dẫn tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc (bao gồm cả bìa và toàn bộ tờ rời);

- Đơn số 14-HSB tại Quyết định 166/QĐ-BHXH đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì người lao động cần chuẩn bị thêm:

- Hồ sơ bệnh án (bản trích sao): dành cho người mắc bệnh nặng, nguy hiểm tính mạng (HIV/AIDS, ung thư, xơ gan cổ chướng…);

- Đối với người Việt ra nước ngoài định cư, cần có Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch (có chứng thực/công chứng) một trong các giấy tờ sau đây:

  • Hộ chiếu nước ngoài;
  • Thị thực xác nhận cho phép nhập cảnh để định cư;
  • Thẻ thường trú, cư trú từ 05 năm trở lên;
  • Giấy xác nhận đang thực hiện nhập quốc tịch nước ngoài.
Người lao động rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì?
Người lao động rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì?

Nộp hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Nộp bằng cách nào?

Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện tiếp nhận và giải quyết.

Để nộp hồ sơ, người lao động có đến và thực hiện như sau:

- Nộp trực tiếp bản giấy tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện;

- Đến bưu điện gần nhất gửi hồ sơ bản giấy đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện;

- Nộp hồ sơ online (kê khai thông tin và scan giấy tờ) qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bao lâu được giải quyết?

Theo khoản 3 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cơ quan bảo hiểm sẽ xem xét yêu cầu của người lao động trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người đó đủ điều kiện và yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Cũng tại khoản 4 Điều này, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết, tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần cho người lao động. Nếu không giải quyết, cơ quan này phải lập công văn trả lời, trong đó nêu rõ lý do và gửi cho người lao động.

Hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bao lâu được giải quyết?

Hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bao lâu được giải quyết?

Ai được rút bảo hiểm xã hội 1 lần? Ai không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Ai được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Căn cứ nội dung khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, những đối tượng sau sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có yêu cầu, bao gồm:

- Người lao động đủ tuổi hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Cán bộ, công chức nữ hoạt động chuyên trách/bán chuyên trách ở cấp xã chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội bắt buộc và không tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện;

- Người lao động đi định cư tại nước ngoài;

- Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng: ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, HIV/AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Công an, bộ đội phục viên, thôi việc hoặc xuất ngũ mà không đủ điều kiện nhận lương hưu.

Ai không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Người lao động trích đóng tiền bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 và khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động chỉ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi chưa tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên, nếu đã đóng từ đủ 20 năm bảo hiểm thì người đó không thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

(Trừ trường hợp: người lao động đi định cư nước ngoài, mắc bệnh: ung thư, HIV/AIDS, bại liệt, xơ gan cổ chướng…và những bệnh khác nguy hiểm đến tính mạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

Lao động nữ hoạt động tại cấp xã có 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội

Theo nội dung điểm a khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, lao động nữ là cán bộ, công chức hoạt động chuyên trách/không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn được giải quyết chi trả bảo hiểm xã hội 1 lần nếu chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội.

Tức là, nếu người đó có đủ từ 15 năm tham gia bảo hiểm thì sẽ phải chờ nhận lương hưu chứ không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

(Trừ trường hợp: người lao động đi định cư nước ngoài, mắc bệnh: ung thư, HIV/AIDS, bại liệt, xơ gan cổ chướng…và những bệnh khác nguy hiểm đến tính mạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

Người lao động chưa đủ thời gian 20 đóng bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ việc dưới 1 năm

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 đã chỉ rõ, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì có thể yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.

Điều đó cũng có nghĩa, khi người lao động đóng chưa đủ 20 năm và có thời gian nghỉ việc dưới 12 tháng thì sẽ không đủ điều kiện để lãnh tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.

(Trừ trường hợp: người lao động đi định cư nước ngoài, mắc bệnh: ung thư, HIV/AIDS, bại liệt, xơ gan cổ chướng…và những bệnh khác nguy hiểm đến tính mạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; công an, bội đủ điều kiện nhận lương hưu sau khi được phục viên, xuất ngũ, thôi việc).

Trên đây là một số nội dung liên quan đến cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất năm 2023. Nếu còn câu hỏi khác, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp thêm.

Văn bản liên quan

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X