Việc tranh chấp tài sản thừa kế vẫn là tình huống thường thấy trong cuộc sống. Trường hợp tranh chấp tài sản không có di chúc thì giải quyết thế nào, cách tính thừa kế không có di chúc ra sao?
Cách tính thừa kế không có di chúc thế nào?
Chào bạn, theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 về việc mẹ bạn mất không để lại di chúc thì trường hợp của bạn sẽ thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp tại Điều 650:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp
…
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự tại Điều 651:
Như vậy, chị em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng phần di sản của mẹ bạn để lại. Và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, có nghĩa hai chị em bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Có nghĩa tổng giá trị ngôi nhà chia làm 3 phần bằng nhau thì bố bạn được một phần, hai chị em bạn mỗi người được nhận 1 phần bằng phần của bố mình.
Bạn có quyền yêu cầu bố mình chia di sản thừa kế của mẹ mình theo pháp luật và được chia phần di sản bằng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Nếu bố bạn không đồng ý có thể làm đơn gửi đến Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế theo Điều 623 như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý, phải làm sao?
Chào bạn, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Cụ thể, theo Điều 611 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm bố, mẹ bạn qua đời, cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế.
Đồng nghĩa với việc, khi bố, mẹ của bạn qua đời thì 3 anh em bạn sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế đối với di sản là ngôi nhà được bố, mẹ để lại.
Tuy nhiên, trước khi mất bố, mẹ bạn không để lại di chúc. Bộ luật Dân sự quy định về trường hợp không có di chúc thừa kế tại Điều 650 thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật
Như vậy, cả 3 anh em bạn đều những người thừa kế theo pháp luật và được hưởng di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế.
Cụ thể thứ tự ưu tiên về hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 như sau:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
…
Theo căn cứ trên thì 3 anh em bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đồng thừa kế di sản là ngôi nhà do bố mẹ để lại và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự cũng quy định rằng:
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật
- Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật
- Nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản.
Trường hợp của bạn, nếu anh trai ban không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thì hai còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu chia di sản thừa kế.
HieuLuat vừa thông tin về cách tính thừa kế không có di chúc, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Lập di chúc không chia tài sản cho con có được không?