BHYT có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nhất là trường hợp phải điều trị nội trú. Vậy cách tính tiền giường BHYT khi điều trị nội trú thế nào?
Quy định thanh toán tiền giường BHYT
Quy định thanh toán tiền giường BHYT
Tại Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định về xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp người khám bệnh đến khám và được chỉ định vào điều trị nội trú theo yêu cầu của bác sĩ chuyên môn nhằm tiện theo dõi thì thanh toán tiền khám bệnh. Trường hợp không đăng ký khám bệnh nhưng kiểm tra, khám nhằm đăng ký điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì không cần phải thanh toán chi phí khám.
Việc khám lâm sàng, khám chuyên khoa việc tính số lần khám bệnh, mức giá theo quy định.
Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 chỉ tính 30% mức giá của 01 lần và tối đa không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.
Người bệnh đến khám bệnh đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường phải quy lại cơ sở để kiểm tra, khám bệnh thì sẽ được tính là khám lần 02.
Người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện thì lần khám này được coi là một lần khám bệnh mới.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải điều phối, bố trí nhân lực, số bàn khám bệnh theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng khám bệnh. Đối với các bàn khám khám trên 65 lượt khám/01 ngày:
Cơ quan BHXH chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó.
Trong thời gian tối đa 01 quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn có bàn khám bệnh trên 65 lượt/ngày thì cơ quan BHXH không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám bệnh đó.
Theo đó, cách tính số lần, mức giá và thanh toán tiền khi thực hiện khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được thực hiện như trên. Trường hợp người khám bệnh đến nhưng bị thu thêm tiền, hoặc trái quy định thì người khám có thể khiếu nại vi phạm.
Cách tính tiền giường BHYT khi điều trị nội trú
Cách tính tiền giường BHYT khi điều trị nội trú
Cụ thể tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định về xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như sau:
Số ngày điều trị nội trú bằng ngày ra viện trừ (-) ngày vào viện cộng (+) 1: áp dụng đối với các trường hợp:
Người bệnh nặng đanh điều trị nội trú mà tình trạng bệnh chưa thuyên giảm, tử vong hoặc diễn biến nặng lên nhưng gia đình xin về hoặc chuyển viện lên tuyến trên;
Người bệnh đã được điều trị tại tuyến trên qua giai đoạn cấp cứu nhưng vẫn cần tiếp tục điều trị nội trú được chuyển về tuyến dưới hoặc sang cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
Số ngày điều trị nội trú bằng ngày ra viện trừ (-) ngày vào viện: áp dụng đối với các trường hợp còn lại;
Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào viện ngày hôm trước, ra ngày hôm sau) có thời gian điều trị trên 04 giờ đến dưới 24 giờ thì được tính là 01 ngày điều trị.
Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện có thời gian điều trị từ 04 giờ trở xuống thì không được tính tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.
Trường hợp trong cùng một ngày người bệnh chuyển 02 khoa thì mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày.
Trường hợp trong cùng một ngày người bệnh chuyển từ 03 khoa trở lên thì giá dịch vụ ngày giường bệnh hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường bệnh tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ có mức giá tiền ngày giường bệnh cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ có mức giá tiền ngày giường bệnh thấp nhất.
Giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa.
Giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính cho 01 người/01 giường. Trường hợp ở cùng một thời điểm phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thanh toán 1/2 mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tương ứng. Trường hợp nằm ghép từ 03 người trở lên thì chỉ được thanh toán 1/3 mức giá ngày giường bệnh tương ứng.
Như vậy, cách tính tiền giường BHYT được xác định như trên. Đồng thời, BHYT sẽ hỗ trợ các khoản chi phí như tiền giường, khám, chữa bệnh, thuốc,... Và tùy vào đối tượng sử dụng BHYT mà sẽ được hỗ trợ khoản 80, 95, 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp đúng tuyến.
Trường hợp điều trị nội trú trái tuyến muốn được hưởng % hỗ trợ như trên phải có giấy chuyển viện do không đủ trang thiết bị y tế, chuyên môn điều trị phù hợp của bác sĩ (trường hợp trái tuyến nhưng không có giấy xác nhận thì bệnh nhân chỉ được hỗ trợ khoản 40% chi phí khám chữa bệnh).
Bảng giá dịch vụ ngày giường bệnh BHYT
Căn cứ theo Phụ II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định về giá dịch vụ ngày giường bệnh như sau:
STT | Các loại dịch vụ | Bệnh viện hạng Đặc biệt | Bệnh viện hạng I | Bệnh viện hạng II | Bệnh viện hạng III | Bệnh viện hạng IV |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc | 867.500 | 786.300 | 673.900 | ||
2 | Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu | 509.400 | 474.700 | 359.200 | 312.200 | 279.400 |
3 | Ngày giường bệnh Nội khoa: | |||||
3.1 | Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Lão, Nhi, Tiêu hoá, Thận học, Nội tiết; Dị ứng (đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng: Stevens Jonhson hoặc Lyell) | 273.100 | 255.300 | 212.600 | 198.000 | 176.900 |
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh | 273.100 | |||||
3.2 | Loại 2: Các Khoa: Cơ- Xương-Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ - Sản không mổ; YHDT hoặc PHCN cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não | 247.200 | 229.200 | 182.700 | 171.600 | 152.800 |
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh | 247.200 | |||||
3.3 | Loại 3: Các khoa: YHDT, Phục hồi chức năng | 209.200 | 193.800 | 147.600 | 138.600 | 128.200 |
4 | Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng; | |||||
4.1 | Loại 1: Sau các phẫu thuật loại đặc biệt; Bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích cơ thể | 374.500 | 339.000 | 287.500 | ||
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh | 374.500 | |||||
4.2 | Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3-4 từ 25 - 70% diện tích cơ thể | 334.800 | 308.500 | 252.100 | 225.200 | 204.000 |
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh | 334.800 | |||||
4.3 | Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2; Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể, Bỏng độ 3-4 dưới 25% diện tích cơ thể | 291.900 | 270.500 | 224.700 | 199.600 | 177.200 |
Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh | 291.900 | |||||
4.4 | Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3; Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể | 262.300 | 242.100 | 192.100 | 168.100 | 153.100 |
5 | Ngày giường trạm y tế xã | 64.100 | ||||
6 | Ngày giường bệnh ban ngày | Được tính bằng 0,3 lần giá ngày giường của các khoa và loại phòng tương ứng. |
Trên đây là bài viết Cách tính tiền giường BHYT khi điều trị nội trú
Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật