hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 14/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

[Cập nhật 2023] Cách tính trượt giá BHXH 1 lần nhanh, chuẩn

Tiền trượt giá là một trong những khoản mà người lao động được tính để nhận khi rút BHXH 1 lần, nhưng không phải ai cũng biết cách tính trượt giá BHXH 1 lần. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Trượt giá BHXH là gì?
  • Cách tính trượt giá BHXH 1 lần chuẩn?
  • Tra cứu tiền trượt giá BHXH 1 lần đã được nhận hay chưa thế nào?
Câu hỏi: Chào anh chị, em đi làm hồ sơ rút BHXH 1 lần nghe nói là người lao động sẽ nhận được cả tiền trượt giá. Em không rõ hệ số này tính thế nào và làm sao để biết mình có được nhận tiền trượt giá không, mong Hieuluat giải đáp giúp, em xin cảm ơn.

Trượt giá BHXH là gì?

Tiền trượt giá BHXH (cách gọi khác của mức điều chỉnh hằng năm) là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tiền trượt giá BHXH là một trong những căn cứ quan trọng để tính BHXH 1 lần. Cụ thể, tiền BHXH 1 lần sẽ tính theo công thức sau:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH sau 2014)

Trong đó, mức bình quân tiền lương được tính để đóng bảo hiểm là:

(Mức lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng x Hệ số trượt giá được điều chỉnh hằng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Trên thực tế, số tiền đóng BHXH của những năm trước thấp hơn rất nhiều so với hiện tại. Cho nên, áp dụng tiền trượt giá khi rút BHXH 1 lần sẽ chống lại sự mất giá của đồng tiền và không để người đóng bảo hiểm phải chịu thiệt thòi.

Cách tính trượt giá BHXH 1 lần chuẩn?

Cách tính trượt giá BHXH 1 lần chuẩn?

Cách tính trượt giá BHXH 1 lần chuẩn?

Hiện nay, cách tính trượt giá BHXH 1 lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được tính như sau:

*Đối với BHXH bắt buộc

Theo Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, hệ số trượt giá bằng:

Hệ số trượt giá năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

- t là năm cần tính hệ số trượt giá;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn đến 2 số lẻ và mức thấp nhất tính bằng 1;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh của năm 1994.

*Đối với BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hệ số trượt giá được tính theo công thức dưới đây

Hệ số trượt giá năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 là 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 là 100%

Trong đó:

- t là năm cần tính hệ số trượt giá;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn 2 số lẻ, mức thấp nhất được tính là 1.

Năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, trong đó hệ số trượt giá để tính BHXH 1 lần sẽ được áp dụng như sau:

- Hệ số trượt giá áp dụng cho người đóng BHXH bắt buộc:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

- Hệ số trượt giá áp dụng cho người đóng BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,07

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Tra cứu tiền trượt giá BHXH 1 lần đã được nhận hay chưa thế nào?

Tiền trượt giá là một khoản mà người rút BHXH 1 lần đương nhiên được nhận để đảm bảo tính công bằng khi tham gia bảo hiểm.

Muốn biết khoản BHXH 1 lần của mình đã bao gồm tiền trượt giá hay chưa, người lao động có thể thực hiện theo cách sau:

Cách 1. Xem trên Quyết định hưởng BHXH 1 lần

Tại phần tính chi tiết tiền BHXH 1 lần kèm theo Quyết định, cơ quan bảo hiểm đã ghi chú và giải thích rõ ràng cách tính, các khoản tiền được nhận theo từng giai đoạn.

Lúc này, hãy để ý đến hệ số trượt giá áp dụng trong công thức, ta sẽ phát hiện ra mình được nhận tiền trượt giá hay chưa.

Trường hợp 1: Chưa được nhận tiền trượt giá

Tại tất cả các giai đoạn, cơ quan bảo hiểm chỉ tính BHXH 1 lần cho người lao động theo hệ số 1, tức là chưa được tính tiền trượt giá.

Trên thực tế, hệ số trượt giá hằng năm sẽ được điều chỉnh theo từng mức điều chỉnh khác nhau. Do vậy, nếu thấy cách tính này thì có nghĩa là người lao động chưa được nhận tiền trượt giá.

Ví dụ người lao động rút BHXH 1 lần mà chưa được nhận tiền trượt giá

Ví dụ người lao động rút BHXH 1 lần mà chưa được nhận tiền trượt giá (Ảnh minh họa)

Khoản tiền trượt giá này người đó sẽ được nhận bù sau khi có văn bản hướng dẫn áp dụng mới.

Trường hợp 2: Đã nhận được tiền trượt giá

Khi xem xét phần tính chi tiết, thấy mỗi giai đoạn cơ quan bảo hiểm tính BHXH 1 lần cho người lao động theo những hệ số trượt giá khác nhau theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì có nghĩa là tiền trượt giá đã được gửi cùng tiền BHXH 1 lần.

Ví dụ người lao động rút BHXH 1 lần đã được nhận tiền trượt giá

Ví dụ người lao động rút BHXH 1 lần đã được nhận tiền trượt giá (Ảnh minh họa)

Cách 2. Tự tính và đối chiếu online

Thực tế hiện nay rất nhiều người chọn nhận tiền BHXH 1 lần online. Hình thức này có 1 bất lợi là không có Quyết định và phần tính chi tiết mức hưởng.

Muốn tính BHXH 1 lần đã có tiền trượt giá hay chưa, bạn có thể sử dụng hệ thống tính BHXH 1 lần online tại website của LuatVietnam (https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html).

Ngoài việc cung cấp tiền được nhận, hệ thống của LuatVietnam còn đưa ra chi tiết cách tính kèm hệ số trượt giá theo quy định mới nhất. Cách tính này sẽ tối ưu nhất cả về độ chính xác lẫn thời gian, với điều kiện bạn phải cung cấp thông tin chuẩn, đầy đủ.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến cách tính trượt giá BHXH 1 lần. Nếu còn thắc mắc, xin mời bạn đọc liên hệ 19006192 và cùng trao đổi thêm với chúng tôi.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X