hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 08/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mượn xe người khác rồi mang đi cầm cố, bị xử lý thế nào?

Cầm cố tài sản của người khác cần lưu ý gì để hợp đồng có hiệu lực? Nếu nhận cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu thì việc xử lý tài sản cầm cố như thế nào?

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến việc cầm cố tài sản mong được giải đáp như sau:

Nếu mang tài sản của người khác (mang xe) đi cầm cố thì phải làm gì để hợp đồng cầm cố này có hiệu lực pháp luật?

Trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố thì tài sản này có bị xử lý không?

Chào bạn, cầm cố tài sản của người khác phải lưu ý những gì để hợp đồng có hiệu lực, được xử lý tài sản cầm cố nếu tài sản cầm cố là của người khác không là câu hỏi được chúng tôi giải đáp như dưới đây.

Cầm cố tài sản của người khác có hiệu lực khi nào?

Để hợp đồng cầm cố tài sản của người khác (tài sản cầm cố thuộc quyền sở hữu của người khác) thì cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Các điều kiện cơ hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015;

    • Ví dụ như: Chủ thể tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc..; mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội…

  • Phải có sự uỷ quyền của chủ sở hữu tài sản, trong đó, có điều khoản cho phép người nhận uỷ quyền được cầm cố tài sản của mình và văn bản uỷ quyền này phải hợp pháp, có hiệu lực;

  • Tài sản cầm cố phải là tài sản được phép tham gia giao dịch theo quy định pháp luật;

  • Tức không là các tài sản thuộc trường hợp bị pháp luật cấm giao dịch hoặc bị hạn chế giao dịch..;

Như vậy, để hợp đồng cầm cố tài sản của người khác có hiệu lực thì các bên cần phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Ngoài ra, tài sản cầm cố phải được chủ sở hữu đồng ý cho cầm cố thông qua việc uỷ quyền cho người đi vay được cầm cố tài sản của mình.

Đồng thời, văn bản uỷ quyền hoặc sự uỷ quyền này phải hợp pháp, có hiệu lực pháp luật.

Cầm cố tài sản của người khác, xử lý thế nào?Cầm cố tài sản của người khác, xử lý thế nào?

Nhận cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu được xử lý không?

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, nhận cầm cố tài sản là xe không đúng chủ sở hữu vẫn có thể được xử lý như các trường hợp thông thường khác nếu như việc nhận cầm cố này là hợp pháp.

Ngược lại, nếu việc nhận cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu là trái pháp luật thì bên nhận cầm cố không được quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Nhận cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu trái pháp luật

  • Trường hợp nhận cầm cố tài sản của bên thứ ba không phải là bên vay mà không hợp pháp thì bên nhận cầm cố không được quyền xử lý, thậm chí còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Được coi là nhận cầm cố không hợp pháp khi mà bên thứ ba không đồng ý cho việc uỷ quyền cầm cố tài sản của mình hoặc bên vay mang tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố trái pháp luật…

Trường hợp 2: Nhận cầm cố tài sản không đúng chủ sở hữu đúng pháp luật

Như đã trình bày ở phần trên, nếu việc nhận cầm cố tài sản của người khác mà hợp đồng cầm cố có hiệu lực, hợp pháp thì người nhận cầm cố được quyền xử lý tài sản cầm cố khi có căn cứ xử lý theo quy định.

Điều này cũng có nghĩa rằng nếu phát sinh trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo pháp luật thì bên nhận cầm cố tài sản được quyền xử lý tài sản cầm cố theo một trong những cách thức quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự là:

Cách thứ 1, bán đấu giá tài sản

  • Đây là cách mà bên nhận cầm cố tài sản nhận bàn giao tài sản từ bên cầm cố và thực hiện đấu giá, bán tài sản theo pháp luật về đấu giá;

  • Nếu bên cầm cố không đồng ý hoặc có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện để giải quyết tranh chấp;

Cách thứ 2, bên nhận cầm cố tài sản tự bán tài sản

  • Đây là cách thức mà bên nhận cầm cố căn cứ theo hợp đồng cầm cố, văn bản uỷ quyền của bên cầm cố để thực hiện bán tài sản cầm cố;

  • Việc bán tài sản có thể được thực hiện thông qua hình thức đấu giá hoặc bán trực tiếp không qua đấu giá;

Cách thứ 3, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố để thay thế/bù trừ cho nghĩa vụ trả nợ

  • Bên nhận cầm cố cũng có thể lựa chọn cách thức này để xử lý tài sản cầm cố nếu trong hợp đồng có thoả thuận;

  • Để việc nhận chính tài sản cầm cố để bù trừ nghĩa vụ được thực hiện hợp pháp, các bên nên lập văn bản thể hiện sự chuyển giao tài sản cũng như tiến hành thủ tục sang tên theo quy định pháp luật;

Cách thứ 4, theo thoả thuận khác của các bên

  • Nếu các bên có sự thoả thuận khác so với 3 cách thức nêu trên mà cách thức này là hợp pháp thì được áp dụng thực hiện;

  • Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ tranh chấp nào không thể tự thương lượng, xử lý, các bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền thụ lý, giải quyết;

Như vậy, khi hợp đồng cầm cố tài sản của người khác có hiệu lực, hợp pháp thì bên nhận cầm cố tài sàn có quyền xử lý tài sản cầm cố nếu phát sinh căn cứ xử lý tài sản cầm cố.

Cách xử lý tài sản cầm cố do các bên tự thoả thuận nhưng không được trái quy định pháp luật, nếu không có thoả thuận thì áp dụng biện pháp đấu giá tài sản cầm cố khi xử lý.

Trong quá trình xử lý tài sản cầm cố mà phát sinh tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là giải đáp về cầm cố tài sản của người khác, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X