hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 17/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cầm cố tài sản không có giấy tờ, có bị mất tài sản không?

Cầm cố tài sản không có giấy tờ, người cầm cố có bị mất tài sản không? Xử phạt đơn vị nhận cầm cố tài sản không nếu nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ?

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi nếu mang ô tô hoặc xe máy nhưng không có giấy tờ xe, đăng ký xe đi cầm cố để vay tiền thì liệu rằng có bị mất xe nếu không trả được nợ không?

Chủ tiệm cầm đồ nếu nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ này thì bị xử lý không?

Xin cảm ơn đã hỗ trợ.

Chào bạn, chúng tôi giải đáp cho bạn vướng mắc liên quan đến vấn đề cầm cố tài sản không có giấy tờ như dưới đây.

Cầm cố tài sản không có giấy tờ, có bị mất không?

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, bạn đang lo lắng nếu tài sản mang đi cầm cố không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì có bị mất tài sản hay không.

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, có hai trường hợp phát sinh trên thực tế như sau:

  • Trường hợp 1: Tài sản không có giấy tờ mang cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

  • Trường hợp 2: Tài sản không có giấy tờ mang cầm cố thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

Tuỳ từng trường hợp mà người cầm cố có thể bị thanh lý tài sản cầm cố hoặc bị tịch thu tài sản cầm cố, tức, có thể mất tài sản cẩm cố, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Tài sản không có giấy tờ mang cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

Trường hợp 2: Tài sản không có giấy tờ mang cầm cố thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

  • Nếu tài sản mang cầm cố do phạm tội mà có thì có thể người nhận cầm cố, người cầm cố đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tài sản bị tịch thu;

  • Tội danh mà bên nhận cầm cố có thể bị truy cứu là Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323) Bộ luật Hình sự,..;

  • Bên cầm cố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trộm cắp tài sản (Điều 173) hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)...;

  • Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bên cầm cố bị mất tài sản nếu bị chủ sở hữu tài sản đòi lại tài sản hoặc bị bên nhận cầm cố tài sản xử lý tài sản cầm cố tài sản trái quy định pháp luật hoặc bị bên nhận cầm cố tài sản chiếm đoạt trái phép tài sản;

  • Trường hợp cầm cố tài sản không có giấy tờ nhưng người cầm cố là chủ sở hữu tài sản thì tài sản bị mất nếu thuộc một trong số các trường hợp như:

  • Bị bên nhận cầm cố tài sản chiếm đoạt trái pháp luật;

  • Bị bên nhận cầm cố tài sản xử lý tài sản cầm cố trái quy định pháp luật;

Lưu ý rằng, khi cầm cố tài sản để vay tiền, các bên cần phải lập hợp đồng cầm cố tài sản, trong đó, mô tả rõ đặc điểm tài sản, đặc biệt là những đặc điểm nhận diện tài sản cầm cố và những đặc điểm xác định quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố.

Như vậy, cầm cố tài sản không có giấy tờ, bên cầm cố không bị mất tài sản, trừ trường hợp bị bên nhận cầm cố chiếm đoạt trái pháp luật hoặc xử lý tài sản cầm cố trái pháp luật.

Cầm cố tài sản không có giấy tờ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sựCầm cố tài sản không có giấy tờ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự

Xử phạt dịch vụ cầm đồ khi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ thế nào?

Tuỳ thuộc nguồn gốc của tài sản nhận cầm cố, ý thức, ý chí của bên nhận cầm cố mà người nhận cầm cố tài sản có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Một là, xử phạt vi phạm hành chính

Bên nhận cầm cố nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ mà do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khi hành vi chưa đủ điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính này là 20 triệu đến 40 triệu, tuỳ thuộc mức độ vi phạm và có hay không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.

Bên nhận cầm cố còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phếp, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự trong thời hạn từ 06 tháng - 09 tháng.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm hành chính.

Hai là, truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp bên nhận cầm cố bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu với tội danh chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự.

Tuỳ thuộc mức độ vi phạm, hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể phải chịu hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù, thấp nhất là phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu đồng.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp không đủ căn cứ cấu thành tội phạm với tội danh trên, chủ tiệm cầm đồ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Từ các căn cứ, phân tích nêu trên, có thể thấy, bên nhận cầm cố tài sản cần phải đặc biệt lưu ý đến việc xác minh nguồn gốc tài sản để dự đoán những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trước khi quyết định nhận cầm cố.

Như vậy, cầm cố tài sản không có giấy tờ, người nhận cầm cố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt hành chính có thể lên đến 40 triệu và hình phạt hình sự cao nhất có thể là phạt tù 15 năm.

Trên đây là giải đáp về cầm cố tài sản không có giấy tờ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X