hieuluat
Chia sẻ email

Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Không hiếm trường hợp cầm ô khi đi xe máy để tránh mưa gây nguy hiểm cho bản than và người đi đường. Vậy cầm ô đi xe máy có bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mục lục bài viết
  • Cầm ô đi xe máy có vi phạm pháp luật?
  • Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
  • Cầm ô khi điều khiển xe máy có được nộp phạt tại chỗ không?
Câu hỏi: Hôm nay trời mưa, khi đi đường tôi có bắt gặp vài chiếc xe máy vừa lái xe vừa cầm ô che gây cản trở giao thông và ô va vào người đi xe máy khác. Nhận thấy đây là hành vi nguy hiểm có thể gây ra tai nạn giao thông. Vậy cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cầm ô đi xe máy có vi phạm pháp luật?

Cầm ô đi xe máy có vi phạm pháp luật?Cầm ô đi xe máy có vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. cụ thể:

"Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

...

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

..."

Như vậy, hành vi sử dụng ô hay còn gọi là cầm ô khi đi xe máy mà hành vi vi phạm pháp luật giao thông, gây cản trở, nguy hiểm cho các phương tiện và người lưu thông đường bộ.

Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm b khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì việc sử dụng ô dù sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính."

Cùng với đó, tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô dù phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Như vậy, trường hợp sử dụng ô khi đi xe máy sẽ chia ra 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Người lái xe máy sử dụng ô khi tham gia lưu thông và không chở ai sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 - 1 triệu đồng.

  • Trường hợp 2: Người ngồi phía sau xe cầm ô khi đang lưu thông sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Cầm ô khi điều khiển xe máy có được nộp phạt tại chỗ không?

Căn cứ tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính nhưng không lập biên bản như sau:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.”

Hiện nay, việc phạt nộp tiền tại chỗ chỉ áp dụng đối với trường hợp không lập biên bản mà áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền có mức phạt cao nhất là 250.000 đồng đối với cá nhân hoặc 500.000 đồng đối với tổ chức. Đối với lỗi cầm ô khi lái xe máy có mức phạt quá 250.000 đồng vì thế phải lập biên bản và không được sử dụng hình thức phạt tại chỗ. 

Đối với người vi phạm giao thông có thể nộp tiền phạt qua các hình thức sau đây:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

  • Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trên đây là thông tin về Cầm ô đi xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X