hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Căn cước công dân có cầm được không?

Khi khó khăn về tài chính không ít người nghĩ tới cầm cố căn cước công dân để lấy tiền. Vậy căn cước công dan có cầm được không? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Căn cước công dân có cầm được không?

Hành vi cầm cố căn cước công dân là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể,

Khi thực hiện giao dịch dân sự, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm. Theo đó, các biện pháp bảo đảm được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 gồm: Cầm cố, thế chấp, tín chấp, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh,... Mỗi biện pháp sẽ có hình thức xác lập khác nhau.

Trong đó, cầm cố tài sản là việc một bên sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác để nhằm bảo bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình trong một quan hệ nghĩa vụ nào đó. Tại Bộ luật Dân sự 2015, biện pháp cầm cố tài sản được quy định rõ từ Điều 309 đến Điều 316.

Mà tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, có thể thấy, về bản chất của việc giao tài sản cho bên có quyền thì tài sản phải là những vật có sẵn và thuộc quyền sở hữu của người phải thực hiện nghĩa vụ. Giấy tờ có giá cầm cố được chỉ khi bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Mà căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân, không phải là tài sản. Đồng thời, theo Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi cầm cố căn cước công dân.

Căn cước công dân có cầm được không?

Căn cước công dân có cầm được không? 

Như vậy, căn cứ vào những quy định nêu trên, hành vi cầm cố căn cước công dân là trái với quy định pháp luật hiện hành.

Công dân thực hiện hành vi cầm cố căn cước công dân sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:

Công dân sẽ bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng đối với hành vi thế chấp, cầm cố chứng minh nhân dân/ căn cước công dân

Bên cạnh đó còn phải chịu hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

  • Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó.

Công dân không nên cầm cố căn cước công dân vì nó mang tính rủi ro cao. Ngoài bị xử phạt hành chính thì khi cầm cố căn cước công dân sẽ bị các cửa hàng dịch vụ cầm đồ tính lãi suất cao; bị đòi nợ với các hình thức nguy hiểm nếu chúng ta không trả nợ đúng hạn; …

Do đó, nếu cần vay tiền thì chúng ta nên cầm cố, thế cấp các tài sản khác như: quyền sử dụng đất, xe máy, máy tính,... hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Và nên cầm cố ở các tổ chức tài chính hoặc cửa hàng dịch vụ cầm đồ uy tín.

Người nhận cầm căn cước công dân có bị phạt không?

Cũng theo nội dung quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014, thì hành vi nhận cầm cố căn cước công dân của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Nhận cầm cố có bị xử phạt không?

Nhận cầm cố có bị xử phạt không? 

Theo đó, cá nhân/ tổ chức nào thực hiện hành vi nhận cầm cố chứng minh nhân dân/ căn cước công dân sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 4, 5, 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Cá nhân nhận cầm cố căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng; đối với tổ chức sẽ bị xử phạt gấp đôi số tiền, tương ứng 08 - 12 triệu đồng. Bên cạnh đó sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu phương tiện thực hiện hành vi cầm cố. Và buộc nộp lại số tiền thu được từ hành vi nhận cầm cố của mình.

Trên đây là tư vấn về căn cước công dân có cầm được không? Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X