hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 24/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Căn cước công dân được sử dụng đến năm nào?

Gần đến thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực, thẻ Căn cước được cấp nhiều người băn khoăn Căn cước công dân được sử dụng đến năm nào?

Câu hỏi: Tôi được biết từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cấp thẻ Căn cước mà không còn cấp thẻ Căn cước công dân nữa. Vậy thẻ CCCD sẽ được sử dụng đến năm nào?

Căn cước công dân được sử dụng đến năm nào?

Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014  như sau:

Theo đó, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước trước mốc 25, 40 và 60 tuổi vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, công dân phải đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, đối với những người được cấp thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì thẻ Căn cước công dân vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ: Bạn sinh năm 1984 thì năm 2024 bạn phải thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân, nhưng nếu bạn đã thực hiện đổi CCCD vào năm năm 2022 (từ khi tròn 38 tuổi) hoặc đổi năm 2023 (năm 39 tuổi) thì CCCD đó bạn sẽ được dùng đến mốc 60 tuổi mới phải đổi tiếp.

1999 nhưng một người phải đổi thẻ căn cước mới vào năm 2024 (tức năm người đó 25 tuổi); một người còn lại phải đổi thẻ căn cước mới vào năm 2039 (tức năm người đó 40 tuổi).

Như vậy năm 2024, những ai có năm sinh 1999, 1984 và 1964 mà Căn cước công dân của họ được cấp từ trước thời điểm năm 2022 thì sẽ hết hạn sử dụng, phải thực hiện thủ tục đổi thẻ mới. Tuy nhiên, nếu họ đã đổi thẻ từ năm 2022 trở về sau thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này đến mốc tuổi phải đổi thẻ tiếp theo.

Theo quy định tại Luật Căn cước mới thì các thẻ Căn cước công dân được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, tuy nhiên nếu có nhu cầu thì công dân có thể đổi sang thẻ Căn cước bất cứ lúc nào.

Và cũng từ thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực thì người từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thẻ Căn cước, trr dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu cũng có thể làm thẻ (không bắt buộc).

Để tạo điều kiện cho người dân được cấp thẻ Căn cước mẫu mới từ 01/7/2024, các loại thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy khi Luật Căn cước có hiệu lực, không phải ai cũng phải thực hiện thủ tục cấp loại thẻ này. Có 5+ đối tượng được cấp thẻ Căn cước khi Luật này có hiệu lực.

Căn cước công dân được sử dụng đến năm nàoCăn cước công dân được sử dụng đến năm nào?

Chứng minh nhân dân chỉ còn được sử dụng đến hết 31/12/2024

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:

Đối với Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì được giữ nguyên giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Và cũng như đã đề cập đến ở phần nội dung trên thì thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy, thời hạn cuối được sử dụng CMND là đến hết ngày 31/12/2024 đối với CMND còn thời hạn đến sau ngày 31/12/2024. Có nghĩa từ thời điểm 01/01/2025, CMND chính thức bị “khai tử”

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Căn cước công dân được sử dụng đến năm nào?

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X