hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 23/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Căn cước điện tử chứa những thông tin gì? Bị khóa trong trường hợp nào?

Từ 01/7/2024 Căn cước điện tử được dùng thay CCCD vật lý  trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước... Vậy Căn cước điện tử chứa những thông tin gì?

Câu hỏi: Tôi được biết sắp tới Căn cước điện tử sẽ được dùng thay Căn cước vật lý nhựa, vậy Căn cước điện tử chứa những thông tin gì và trường hợp nào thì bị khóa?

Căn cước điện tử chứa những thông tin gì? 

Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập (Theo khoản 15 Điều 3 Luật Căn cước).

Và theo quy định tại Điều 31 Luật Căn cước thì mỗi công dân chỉ có 1 căn cước điện tử.

Thông tin trong căn cước điện tử bao gồm thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán…);

- Thông tin nhân dạng; Thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói);

- Thông tin về nghề nghiệp;

- Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước (Thẻ BHYT, sổ BHXH, GPLX, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…).

Bên cạnh đó, thông tin trong căn cước điện tử còn có thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

căn cước điện tử chứa những thông tin gì Căn cước điện tử chứa thông tin công dân, thông tin nhận dạng, thông tin nghề nghiệp...

Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện:

- Thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công

- Các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Căn cứ theo Điều 34 Luật Căn cước thì Căn cước điện tử có giá trị:

- Sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước vật lý trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước;

- Cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó

Những trường hợp nào khóa Căn cước điện tử?

Các trường hợp khóa, mở thẻ Căn cước được quy định tại Điều 35 Luật Căn cước như sau:

6 trường hợp khóa căn cước điện tử

Thứ nhất là khi người được cấp căn cước điện tử có yêu cầu khóa;

Thứ hai là khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNeID;

Thứ ba là khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi thẻ căn cước;

Thứ tư là khi người được cấp căn cước điện tử chết;

Thứ năm là khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền;

Và thứ sáu là khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho người sử dụng căn cước điện tử.

5 trường hợp mở khóa căn cước điện tử

Một là khi người được cấp căn cước điện tử có yêu cầu mở khóa;

Hai là khi người được cấp căn cước điện tử đã khắc phục những vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNeID;

Ba là khi người được cấp căn cước điện tử được cấp lại thẻ căn cước;

Bốn là khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền;

Và năm là khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho người sử dụng căn cước điện tử.

Việc khóa, mở khóa căn cước điện tử sẽ được Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước xem xét, quyết định

Về trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử sẽ do Chính phủ quy định.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi căn cước điện tử chứa những thông tin gìNếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X