hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 14/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tử?

Căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tử là băn khoăn của nhiều người, bởi khi Luật Căn cước có hiệu lực vào thời điểm 01/7/2024, công dân chính thức được cấp Căn cước điện tử.

Câu hỏi: Tôi nghe nói Căn cước điện tử chính là tài khoản định danh điện tử, điều này có đúng ko?

Căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tử?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Căn cước thì Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Thông tin trong căn cước điện tử bao gồm thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

- Họ, chữ đệm, tên khai sinh;

- Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính, nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh; quê quán…);

- Thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói);

- Thông tin về nghề nghiệp;

- Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước như thẻ BHYT, sổ BHXH, GPLX, giấy khai sinh,…

Còn theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg thì tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm:

- Tên đăng nhập

- Mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển.

Có thể thấy Căn cước điện tử được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 7 của dự thảo dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử quy định

“Điều 7. Phân loại, đối tượng được cấp căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử

1. Công dân Việt Nam được cấp tài khoản định danh mức độ 1, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (căn cước điện tử).

Như vậy, căn cứ các quy định và đề xuất của Bộ Công an nêu trên có thể thấy dự kiến từ 01/7/2024, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 chính là Căn cước điện tử của công dân.

căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tửNhiều người băn khoăn căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tử?

Giá trị sử dụng của Căn cước điện tử 

Điều 33 Luật Căn cước quy định về giá trị sử dụng của căn cước điện tử. Theo đó, Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của công dân để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Ngoài ra quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử.

Điều 34 cũng quy định cụ thẻ các trường hợp khóa, mở khóa căn cước điện tử.

- Các trường hợp Căn cước điện tử bị khóa:

+ Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;

+ Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

+ Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;

+ Khi người được cấp căn cước điện tử chết;

+ Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

- Các trường hợp Căn cước điện tử được mở khóa

+ Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu mở khóa;

+ Khi người được cấp căn cước điện tử đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

+ Khi người được cấp căn cước điện tử được trả lại thẻ căn cước;

+ Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác

Trên đây là thông tin giải đáp cho vướng mắc Căn cước điện tử có phải là tài khoản định danh điện tử?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X