hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cảnh báo học tập là gì? Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?

Khác với học sinh, sinh viên chịu ít sự quản lý của nhà trường và gia đình hơn. Tuy nhiên, sinh viên nếu vi phạm nội quy, quy chế của trường học vẫn có thể nhận cảnh báo học tập. Vậy cảnh báo học tập là gì? Khi nào sinh viên bị cảnh báo học tập?

Mục lục bài viết
  • Cảnh báo học tập là gì?
  • Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?
  • Sinh viên bị thôi học có học lại được không?
Câu hỏi: Em là sinh viên năm nhất, nhưng vấn đề sức khỏe nên các kết quả học và thi ở học kì 2 số điểm các môn điều không tốt vì thế em nhận cảnh báo học tập của trường qua gmail và tài khoản của mình trên cổng thông tin đào tạo. Vậy sinh viên bị cảnh báo học tập sẽ thế nào?

Cảnh báo học tập là gì?

Cảnh báo học tập là gì?

Cảnh báo học tập là gì?

Cảnh báo học tập là việc cơ sở đào tạo cũng như trường học sẽ gửi thông báo đến sinh viên nhằm cảnh báo, nhắc nhở về các vấn đề trong học tập như: Tổng số tín chỉ không đạt yêu cầu, tổng số tín chỉ nợ đọng từ khóa học vượt quá 24 tín chỉ,...

Việc cảnh báo học tập giúp cảnh báo cho sinh viên biết về tình trạng học tập không đạt yêu cầu của mình và nhanh chóng chấn chỉnh lại thái độ, tình trạng học tập.

Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?

Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?

Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?

Đối với việc xử lý kỷ luật theo tín chỉ, tại Điều 11 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định về cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau::

  • Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

  • Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

  • Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Ngoài ra, việc sinh viên bị cảnh báo học tập nhiều lần có thể dẫn đến hình thức kỷ luật buộc thôi học, cụ thể:

  • Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

  • Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.

Theo đó, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

  • Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

  • Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

  • Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Đối với việc xử lý kỷ luật theo niên chế, tại Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định về cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:

  • Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

  • Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Ngoài ra, sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

  • Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

  • Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

  • Thời gian học tập vượt quá giới hạn.

Theo đó, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

  • Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ;

  • Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

  • Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Như vậy, hiện nay sinh viên có thể bị cảnh báo học tập ở cuối học kỳ chính về mỗi cuối năm học nếu sinh viên có kết quả học tập thấp hơn so với mức quy định, số tín chỉ không đạt vượt quá mức cho phép, đăng ký quá ít tín chỉ,... Nhìn chung việc cảnh báo học tập là việc cần thiết nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt được tình hình học tập đáng báo động của mình. Từ đó, chấn chỉnh lại thái độ học tập cũng như cải thiện điểm, số tín chỉ và ra hoàn thành chương trình học đúng hạn.

Trường hợp sinh viên có số lần cảnh báo học tập nhiều quá mức quy định của cơ sở đào tạo, thời gian học vượt quá mức thì sinh viên có thể buộc thôi học và kết quả học tập của sinh viên chịu hình thức kỷ luật này sẽ được bảo lưu tại trường.

Sinh viên bị thôi học có học lại được không?

Theo Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học Ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

  • Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.

  • Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.

Theo đó, hiện nay chỉ cho phép trường hợp sinh viên thôi học với lý do cá nhân nếu muốn quay lại học phải tham gia xét tuyển đầu vào. Trường hợp sinh viên buộc thôi học sẽ không được học lại trường đã buộc thôi học mình,

Vấn đề “Cảnh báo học tập là gì? Sinh viên bị cảnh báo học tập khi nào?”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X