hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 26/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cảnh sát giao thông có quyền giữ Căn cước công dân không?

Không ít người khi tham gia giao thông chưa hiểu rõ bản chất của việc tạm giữ giấy tờ và phương tiện liên quan đến người tham gia giao thông và phương tiện vi phạm. Vậy cảnh sát giao thông có quyền giữ căn cước công dân không?

 
Câu hỏi: Xin hỏi khi tôi tham gia giao thông trên đường và bị bắt do có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông có quyền giữ Căn cước công dân không hay chỉ được giam xe tôi? Nếu có thì sẽ bị tạm giữ trong vòng bao lâu?

Ai có quyền tạm giữ CCCD của người vi phạm?

Căn cước công dân (CCCD) là thẻ chứa các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân, dùng để thực hiện các thủ tục quan trọng khi làm việc với Nhà nước hoặc khi thực hiện các giao dịch hằng ngày.

Theo quy định tại khoản 2 điều 28 Luật Căn cước công dân 2014, trong một số trường hợp, cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền tạm giữ Căn cước công dân của công dân, cụ thể như sau:

- Khi công dân đang chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Khi công dân đang bị tạm giữ, tạm giam, hoặc chấp hành án tù phạt.

Nếu công dân thuộc 01 trong 02 trường hợp kể trên, các cơ quan có thẩm quyền sẽ được phép tạm giữ thẻ Căn cước công dân của công dân theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014, bao gồm các cơ quan sau:

- Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam với công dân.

- Cơ quan thi hành án phạt tù.

- Cơ quan thi hành quyết định đưa công dân vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ai có quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân?Ai có quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân?

CSGT có quyền giữ CCCD không?

Theo phân tích bên trên, thẩm quyền tạm giữ căn cước công dân của người vi phạm không bao gồm cảnh sát giao thông (CSGT).

CSGT có quyền giữ CCCD không?CSGT có quyền giữ CCCD không?

Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bổ sung bởi điểm a, b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 và Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Trường hợp công dân có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông, nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt hoặc nhằm xác minh các tình tiết làm căn cứ đưa ra quyết định xử phạt, cảnh sát giao thông có quyền quyết định tạm giữ phương tiện giao thông, giấy tờ có liên quan đến công dân điều khiển và phương tiện vi phạm.

Các loại giấy tờ được phép tạm giữ lần lượt theo thứ tự sau:

- Giấy phép lái xe.

- Giấy phép lưu hành phương tiện.

- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện cho đến khi công dân vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính.

Trong trường hợp công dân vi phạm không cung cấp được các loại giấy tờ nói trên thì cảnh sát giao thông có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp:

Công dân vi phạm có địa chỉ cụ thể, có điều kiện về bến bãi đậu xe, bảo quản phương tiện hoặc có khả năng \đặt tiền bảo lãnh thì được giữ phương tiện vi phạm nhưng sẽ thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, biện pháp tạm giữ giấy tờ, phương tiện này chỉ để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật của công dân vi phạm.

Thời hạn tạm giữ được quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày cảnh sát giao thông tạm giữ.

Trường hợp cảnh sát giao thông phải phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ thực tế. Trong một  số trường hợp, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng hoặc 02 tháng.

Nếu quá thời hạn công dân được hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được cảnh sát giao thông ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính mà công dân vi phạm vẫn chưa đến giải quyết và vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông, cảnh sát giao thông và cơ quan công an sẽ áp dụng xử phạt như đối với hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, cảnh sát giao thông có thể tạm giữ 01 trong số các giấy tờ của công dân vi phạm như giấy phép lái xe, giấy tờ đăng ký xe hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện tham gia giao thông vi phạm.

Trường hợp công dân vi phạm không xuất trình được các giấy tờ trên thì cảnh sát giao thông sẽ có quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm.

Do đó, cảnh sát giao thông không có quyền giữ căn cước công dân hay bất cứ loại giấy tờ tùy thân nào khác (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...) của công dân vi phạm giao thông.

Trên đây là toàn bộ giải đáp liên quan đến việc cảnh sát giao thông có quyền giữ căn cước công dân của người vi phạm hay không. Quý bạn đọc còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào về việc tạm giữ, thu hồi căn cước công dân hay tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp qua hotline  19006199 .

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X