hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 30/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức?

Cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức? Lương Cảnh sát giao thông là bao nhiêu? Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức?
  • Lương Cảnh sát giao thông là bao nhiêu?
  • Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu hỏi: Tôi muốn hỏi cảnh sát giao thông có phải công chức hay viên chức hay không? Lương của cảnh sát giao thông có cao hay không? Cụ thể là bao nhiêu?

Cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức?

Cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức?

Cảnh sát giao thông không phải là công chức hay viên chức mà là một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc lực lượng công an nhân dân. Cảnh sát giao thông có chức năng bảo đảm trật tự an giao thông; phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông và vi phạm pháp luật khác. 

Đồng thời, căn cứ khoản 3, 4  và 6 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định:

“ 3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

...

6. Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.”

Ngoài ra, căn cứ các khái niệm về công chức, viên chức như sau:

- Công chức là “công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 52/2019/QH14).

- Viên chức là “công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Điều 2 Luật Viên chức 2010).

Có thể thấy, cảnh sát giao thông là lực lượng nghiệp vụ thuộc lực lượng công an nhân dân và không phải là công chức hay viên chức theo các quy định nêu trên. 

Lương Cảnh sát giao thông là bao nhiêu?

Lương Cảnh sát giao thông là bao nhiêu?

Lương Cảnh sát giao thông là bao nhiêu?

Mức lương của lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân nói chung được áp dụng theo bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP.

Theo đó, cụ thể mức lương Cảnh sát giao thông hiện nay là:

Cấp bậc quân hàm

Hệ số lương

Mức lương từ 01/7/2023 (áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu/tháng)

Đại tướng

10,40

18,720,000

Thượng tướng

9,80

17,640,000

Trung tướng

9,20

16,560,000

Thiếu tướng

8,60

15,480,000

Đại tá

8,00

14,400,000

Thượng tá

7,30

13,140,000

Trung tá

6,60

11,880,000

Thiếu tá

6,00

10,800,000

Đại úy

5,40

9,720,000

Thượng úy

5,00

9,000,000

Trung úy

4,60

8,280,000

Thiếu úy

4,20

7,560,000

Thượng sĩ

3,80

6,840,000

Trung sĩ

3,50

6,300,000

Hạ sĩ

3,20

5,760,000

Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA pháp luật quy định Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau khi thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông

Nhiệm vụ

Quyền hạn

- Thứ nhất là phải tuân thủ quy định pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch kiểm soát, tuần tra, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Thứ hai là tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường và địa bàn được phân công.

- Thứ ba là phát hiện, cũng như ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp cùng cơ quan quản lý đường bộ để phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ & hành lang an toàn đường bộ.

- Thứ tư là điều tra và giải quyết tai nạn giao thông theo quy định pháp luật và Bộ Công an.

- Thứ năm là trực tiếp và phối hợp với những đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân để tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. 

Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

- Thứ sáu là thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để thực hiện những nhiệm vụ:

+ Phát hiện sở hở, bất cập, thiếu sót đối với công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự và giao thông đường bộ để đề xuất, báo cáo lên cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;

+ Hướng dẫn, vận động, tuyên truyền Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ & chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

- Cuối cùng là thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định pháp luật.

- Thứ nhất là được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định. 

Kiểm soát người, phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông/phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của cả những người trên phương tiện giao thông đang được kiểm soát theo quy định pháp luật; kiểm soát việc thực hiện quy định về an toàn vận tải đường bộ.

- Thứ hai là được áp dụng những biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ, trật tự xã hội và hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Thứ ba là được yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức phối hợp thực hiện, hỗ trợ giải quyết các vụ tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc những trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 

Trong trường hợp cấp bách nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội hoặc nhằm ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, thì Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được phép huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, cùng các phương tiện khác của tổ chức, cá nhân ,cơ quan và người đang điều khiển, cũng như được sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức bằng văn bản.hoặc yêu cầu trực tiếp.

- Thứ tư là được trang bị và sử dụng phương tiện giao thông; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định pháp luật; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.

- Thứ năm là được tạm thời đình chỉ đi lại tại những đoạn đường nhất định, phân lại tuyến, phân lại luồng và nơi tạm dừng đỗ phương tiện khi có tình huống ùn tắc giao thông hoặc tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Cuối cùng là thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định pháp luật.

Trên đây là thông tin liên quan câu hỏi cảnh sát giao thông là công chức hay viên chức. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X