hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 02/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cảnh sát giao thông nhận hối lộ sẽ bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chặt chẽ việc đưa và nhận hối lộ trong các ngành nghề. Vậy trong trường hợp cảnh sát giao thông nhận hối lộ sẽ bị xử phạt thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Thế nào là “ăn hối lộ”?
  • Cảnh sát giao thông ăn hối lộ sẽ bị xử phạt thế nào?
  • Xử lý kỷ luật đối với cảnh sát giao thông có hành vi nhận hối lộ
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ  
  • Cảnh sát giao thông nhận hối lộ có bị đuổi khỏi ngành không?

Thế nào là “ăn hối lộ”?

“Ăn hối lộ” hay còn được biết đến là hành vi “nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo quy định này thì hành vi nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người làm trung gian nhận tiền hoặc lợi ích phi vật chất để thực hiện hoặc không thực hiện một việc vì lợi ích, yêu cầu của bên đưa hối lộ.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định rõ hành vi nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng cần được đấu tranh để ngăn ngừa triệt để. 

Như vậy, có thể thấy hành vi “ăn hối lộ” là hành vi tham nhũng của những cá nhân có chức vụ, quyền hạn. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hoặc không thực hiện những yêu cầu cũng như lợi ích cho người khác để trục lợi cho bản thân. 

Cảnh sát giao thông ăn hối lộ sẽ bị xử phạt thế nào?

Xử phạt cảnh sát giao thông nhận hối lộ

Xử phạt cảnh sát giao thông nhận hối lộ

Cảnh sát giao thông là người làm việc trong lực lượng Công an nhân dân, là người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 

Do đó, cảnh sát giao thông phải có những hành vi, cử chỉ đúng với chuẩn mực của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Vì vậy, “ăn hối lộ” là hành vi nghiêm cấm tuyệt đối với cảnh sát giao thông nói riêng và những người có chức vụ, quyền hạn nói chung.

Ở thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu nỗ lực trong việc đấu tranh, phòng, chống tội phạm tham nhũng. 

Do đó, khi cảnh sát giao thông có hành vi ăn hối lộ thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuỳ vào tính chất, mức độ cũng như thiệt hại của hành vi “nhận hối lộ” gây ra thì cảnh sát giao thông sẽ bị áp dụng hình thức xử lý tương ứng, cụ thể:

Xử lý kỷ luật đối với cảnh sát giao thông có hành vi nhận hối lộ

Thông thường, một hành vi vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính. 

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhận hối lộ.

 Theo đó, khi cảnh sát giao thông có hành vi nhận hối lộ mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật là khiển trách hoặc cảnh cáo theo quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP

Bên cạnh đó, nếu cảnh sát giao thông nhận hối lộ là người nắm giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì có thể bị áp xét để áp dụng mức xử lý kỷ luật cai hơn là giáng chức hoặc cách chức.

Ngoài ra Bên cạnh đó, nếu cảnh sát giao thông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam mà có hành vi nhận hối lộ thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quy định số 69-QĐ/TW. 

Theo đó, nếu cảnh sát giao thông là Đảng viên có hành vi nhận hối lộ thì sẽ bị kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Như vậy, nếu hành vi nhận hối lộ của cảnh sát giao thông chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý cảnh sát sẽ xem xét để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ 
 

Khi hành vi “ăn hối lộ” của cảnh sát giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng, hành vi có tính chất nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, các khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

  • Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi “nhận hối lộ” trong các trường hợp sau:

  • Nhận tiền hoặc tài sản hoặc một lợi ích vật chất khác có trị giả từ 02 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

  • Nhận tiền hoặc tài sản hoặc một lợi ích vật chất khác có trị giá dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi này trước đó mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Chương I của Bộ luật Hình sự nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

  • Nhận lợi ích phi vật chất.

  • Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi “nhận hối lộ” trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức;

  • Phạm tội do lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

  • Nhận tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có trị gía từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

  • Hành vi nhận hối lộ gây ra thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng;

  • Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

  • Phạm tội và biết rõ hối lộ là tài sản của Nhà nước;

  • Có hành vi đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt để phạm tội.

  • Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với hành vi “nhận hối lộ” trong các trường hợp sau:

  • Nhận tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích vật chất có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng;

  • Hành vi nhận hối lộ gây ra thiệt hại về tài sản có trị gía từ 03 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng.

  • Khung 4: Phạt từ 20 năm hoặc  tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi “nhận hối lộ” trong các trường hợp sau:

  • Nhận tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích vật chất có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;

  • Hành vi nhận hối lộ gây ra thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt nêu trên, cảnh sát giao thông nhận hối lộ còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:

  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm;

  • Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng;

  • Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cảnh sát giao thông nhận hối lộ có bị đuổi khỏi ngành không?

Cảnh sát giao thông nhận hối lộ có bị đuổi khỏi ngành không?

Cảnh sát giao thông nhận hối lộ có bị đuổi khỏi ngành không?

Theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BCA, hình thức xử lý cao nhất đối với công an vi phạm điều lệnh Công an nhân dân là “Tước danh hiệu Công an nhân dân”. Theo đó, cán bộ, công an chỉ bị áp dụng hình thức xử lý này khi thực hiện một trong 07 hành vi được quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này. 

Trong đó, hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy trình công tác, quy chế làm việc là một trong những vi phạm được xem là căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật “Tước danh hiệu Công an nhân dân” đối với cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm. 

Do đó, hành vi nhận hội lộ của cảnh sát giao thông được xem là hành vi vi phạm quy chế làm việc của lực lượng Công an nhân dân cũng như vi phạm quy định về Phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Như vậy, khi cảnh sát giao thông nhận hối lộ thì đơn vị công tác có thể xem xét tính chất, mức độ cũng như hậu quả của hành vi để làm căn cứ “đuổi khỏi ngành”.

 
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X