Cảnh sát khu vực là lực lượng công an quen thuộc với người dân. Vậy cảnh sát khu vực là gì? Cảnh sát khu vực có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Cùng tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát khu vực tại bài viết này.
Cảnh sát khu vực là gì?
Cảnh sát khu vực là một lực lượng thuộc lực lượng công an nhân dân. Cảnh sát khu vực công tác tại công an an xã, phường, thị trấn.
Cảnh sát khu vực là một lực lượng thuộc công an nhân dân
Cảnh sát khu vực là cầu nối giữa lực lượng công an và địa bàn nơi là các khu vực phức tạp về an ninh trật tự nhằm quản lý tốt địa bàn, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Cảnh sát khu vực thực hiện chức năng bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.
Nhiệm vụ của cảnh sát khu vực thế nào?
Cảnh sát khu vực có chức năng thực quản lý về an ninh, trật tự và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn do mình phụ trách.
Nhiệm vụ của cảnh sát khu vực
Bên cạnh đó, cảnh sát khu vực cũng có nhiệm vụ quản lý khu vực dân cư tại các địa bàn thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các địa bàn phức tạp khác về trật tự xã hội.
Cảnh sát khu vực phải nắm bắt tình hình liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, giáo dục đối tượng trong địa bàn, tổ chức vận động quần chúng nhân dân thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và giải quyết các vụ, việc đơn giản về an ninh, trật tự trong địa bàn phụ trách, phòng chống tệ nạn xã hội.
Quy định về quyền hạn của cảnh sát khu vực
Cảnh sát khu vực là lực lượng công an thực hiện quản lý hành chính về trật tự xã hội tại các địa bàn được phân công.
Trong quá trình thực hiện công việc của mình, cảnh sát khu vực được pháp luật quy định những quyền hạn nhất định để đảm bảo thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Liên quan đến quyền hạn của cảnh sát khu vực, cùng tham khảo các nội dung sau:
Cảnh sát khu vực có được vào nhà dân kiểm tra không?
Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra nơi cư trú của người dân như sau:
“Điều 25. Kiểm tra cư trú
1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
2. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
4. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.”
Từ quy định trên có thể thấy cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra hành chính tại nơi cư trú của người dân. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có quyền huy động quần chúng nhân dân hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Việc kiểm tra cư trú của người dân được thực hiện định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Do đó, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào.
Cảnh sát khu vực vào nhà dân kiểm tra
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 cơ quan đăng ký, quản lý cư trú bao gồm các cơ quan sau:
Công an xã, phường, thị trấn;
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (địa phương không có đơn vị hành chính cấp xã).
Như nội dung đã nêu ở trên, cảnh sát khu vực là lực lượng thuộc công an nhân dân và công tác tại công an an xã, phường, thị trấn. Vì vậy, cảnh sát khu vực có quyền vào nhà dân để kiểm tra. Tuy nhiên, việc kiểm tra phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Pháp luật nghiêm cấm cơ quan có thẩm quyền lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình để gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, cảnh sát khu vực có quyền kiểm tra đột xuất nhưng không được lợi dụng việc kiểm tra để gây phiền hà cho cuộc sống của người dân.
Cảnh sát khu vực có được kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh không?
Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện như sau:
“Điều 50. Kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
[...]
3. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:
a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.
4. Các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên có thể thấy các đơn vị nghiệp vụ công an các cấp chỉ được phép kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự cần xử lý ngay hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo từ các tổ chức, cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Việc kiểm tra phải tuân theo quy định pháp luật. Sau khi kiểm tra, cơ quan thực hiện việc kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả và xử lý vi phạm cho cơ quan công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh bị kiểm tra.
Như vậy, cảnh sát khu vực có quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quản lý, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:
Phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm; có đơn tố cáo hoặc khiếu nại;
Phải thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm cho cơ quan cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh;
Trường hợp kiểm tra đột xuất phải có sự phê duyệt từ cơ quan cấp trên.
Trên đây là nội dung liên quan đến quyền hạn và nhiệm vụ của cảnh sát khu vực. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.