Cạnh tranh không lành mạnh không phải vấn đề xa lạ trong kinh doanh nhưng không nhiều người hiểu được cạnh tranh không lành mạnh là gì. Dưới đây là câu trả lời về vấn đề này.
Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với các nguyên tắc trung thực, thiện chí, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong việc kinh doanh, và hành vi này gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của những doanh nghiệp khác (theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018)
Như vậy để xem xét một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh cần xem xét đồng thời cả 03 yếu tố như sau:
(1) Chủ thể: Phải là doanh nghiệp, không xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các cá nhân hay hộ kinh doanh
(2) Hành vi: Trái với các quy tắc, chuẩn mực trong kinh doanh
(3) Hậu quả: Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác
Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lốp xe chuyên dùng cho xe ô tô con, để có được nhiều khách hàng trong lĩnh vực này, doanh nghiệp A đã chấp nhận thua lỗ, tiến hành giảm giá sản phẩm của mình xuống mức chỉ còn khoảng ¼ so với các doanh nghiệp đối thủ. Khiến cho các doanh nghiệp còn lại không có khách hàng, dẫn đến phá sản.
Vậy ta có thể kết luận Doanh nghiệp A đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể 07 hành vi cạnh tranh sau đây bị nghiêm cấm theo quy định:
- Vi phạm thông tin bí mật kinh doanh bằng cách phá vỡ biện pháp bảo mật hoặc tiết lộ thông tin không được phép từ chủ sở hữu.
- Đe dọa, áp đặt áp lực lên khách hàng hoặc đối tác để ngăn chặn giao dịch hoặc ngừng hợp tác với doanh nghiệp khác.
- Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác, ảnh hưởng đến tài chính, uy tín và hoạt động kinh doanh của họ, cả trực tiếp và gián tiếp.
- Gây cản trở hoặc làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp khác.
- Thu hút khách hàng một cách không độc lập bằng cách sử dụng thông tin gian dối về doanh nghiệp hoặc sản phẩm, tạo ra sự so sánh nhầm lẫn với các sản phẩm không được xác minh.
- Bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành, tạo ra sự không công bằng trong thị trường.
- Các hành vi cạnh tranh khác, được quy định bởi các luật lệ chuyên ngành.
Cạnh tranh không lành mạnh bị phạt như thế nào?
Căn cứ vào mức độ thiệt hại và hậu quả mà pháp luật quy định mức phạt của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khác nhau. Mức xử phạt vi phạm hành chính của từng hành vi được quy định tại Điều 16,17,18,19,20,21 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hành vi | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Vi phạm thông tin bí mật kinh doanh | Từ 200 - 300 triệu đồng | Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính |
Ép buộc trong kinh doanh | Từ 100- 600 triệu đồng | Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính |
Cung cấp thông tin sai lệch, không trung thực | Từ 100- 600 triệu đồng | Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính Cải chính công khai |
Gây rối hoạt động kinh doanh | Từ 50- 300 triệu đồng | - Tước giấy phép, đình chỉ hoạt động từ 06 -12 tháng - Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính |
Lôi kéo khách hàng bất chính | Từ 100 - 400 triệu đồng | - Tước giấy phép, đình chỉ hoạt động từ 06 -12 tháng - Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính - Cải chính công khai - Loại bỏ yếu tố sai phạm trên bao bì, hàng hóa,.. |
Bán phá giá | Từ 800 triệu đồng - 02 tỷ đồng | Tịch thu tang vật, lợi nhuận bất chính |
Trên đây là định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh là gì và các quy định liên quan.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.