Bảo hiểm y tế là một loại bảo hiểm nhằm chia sẻ và hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh và điều trị của người bệnh. Vậy trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho các bạn.
Cấp cứu là gì?
Cấp cứu trong y tế được hiểu là việc một người lâm vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm, nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Thường thì khi một người lâm vào tình trạng này hầu như không thể tự mình đến các cơ sở y tế được mà cần phải có sự giúp đỡ từ người khác.
Khi gặp người phải cấp cứu thông thường mọi người sẽ gọi xe cấp cứu hoặc chủ động đưa người đó đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong các cơ sở y tế cũng luôn luôn có phòng cấp cứu hay khoa cấp cứu có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân nặng được chuyển đến, thực hiện các biện pháp cấp cứu để bệnh nhân qua khỏi tình trạng nguy kịch sau đó sẽ chuyển bệnh nhân các khoa điều trị chuyên môn.
Cấp cứu có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sửa Điều 21 Luật BHYT 2008) quy định về trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế, trong đó trường hợp cấp cứu nằm trong phạm vi được chi trả bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật"
Cùng với đó theo quy định tại điều 28 Luật bảo hiểm y tế 2008, khi bệnh nhân được đưa đến cấp cứu không phải xuất trình ngay thẻ bảo hiểm y tế mà sau khi được ra viện thì mới phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân (như chứng minh nhân dân, căn cước công dân….) để được bảo hiểm thanh toán chi phí nằm viện.
Trường hợp cơ sở y tế đó không có hợp đồng khám chữa bệnh theo diện có hưởng bảo hiểm y tế, thì cơ sở đó sẽ phải cung cấp đầy đủ cho bệnh nhân các giấy tờ về bệnh án cấp cứu và điều trị cấp cứu, cũng như chứng từ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để bệnh có đầy đủ hồ sơ thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, không phải tất cả trường hợp cấp cứu được hưởng BHYT, việc hưởng BHYT chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định.
Mức hưởng BHYT khi cấp cứu
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì trường hợp cấp cứu được hưởng mức bảo hiểm đối với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến. Cụ thể:
- Người bệnh có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để được cấp cứu;
- Khi đến cấp cứu, bác sĩ sẽ tiếp nhận và tiến hành cấp cứu;
- Sau khi qua giai đoạn cấp cứu, tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị chuyên khoa tại nơi bệnh viên nơi đến cấp cứu hoặc chuyển sang cơ sở y tế khác hoặc về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Như vậy, khi cấp cứu thì người bệnh sẽ được hưởng BHYT với 100% mức hưởng.
Ngoài ra, nếu khi đến cấp cứu nhưng bác sĩ chẩn đoán không thuộc trường hợp cấp cứu, thì người này vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế nhưng với mức hưởng trái tuyến. Theo khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung 2014, mức hưởng BHYT trái tuyến như sau:
- Mức 40% chi phí điều trị nội trú đối nếu điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương;
- Mức 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2020 và mức 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021;
- Mức 70% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015 và mức 100% chi phí khám chữa bệnh từ 01/01/2016.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề "Cấp cứu có được hưởng bảo hiểm y tế không?". Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề về chế độ bảo hiểm y tế khi cấp cứu hoặc các vấn đề pháp luật khác, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6199 để được giúp đỡ.