hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 26/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng chuẩn 2023

Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng được thực hiện như thế nào? Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những gì? Cùng giải đáp ngay sau đây.

Mục lục bài viết
  • Hồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng gồm những gì?
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?
  • Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng có mất phí không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi công trình xây dựng không phải là nhà ở (ví dụ như nhà xưởng, kho bãi, nơi chứa vật liệu hàng hóa, nhà máy…) do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng có được cấp sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu không?

Nếu có thì hồ sơ, thủ tục thực hiện thế nào?

Việc cấp sổ hồng cho các công trình xây dựng này có mất phí không? Mất bao nhiêu?

Cảm ơn đã hỗ trợ.

Chào bạn, việc cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai.

Chi tiết thủ tục, hồ sơ, chi phí để cấp sổ hồng đối với loại bất động sản này được chúng tôi trình bày ở phần dưới đây.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất là công trình xây dựng không phải là nhà ở bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, mẫu 04a/ĐK;

  • Quyết định giao đất/cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất;

  • Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư/hoặc Giấy phép xây dựng được cấp cho công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất;

  • Nếu không phải được xây dựng mới thì công trình xây dựng phải có văn bản về giao dịch mua bán, tặng cho, thừa kế,... theo đúng quy định của pháp luật;

  • Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt;

  • Bản vẽ hoàn công xây dựng;

  • Văn bản chấp thuận nghiệm thu công trình xây dựng;

Đây là toàn bộ giấy tờ, tài liệu mà chủ sở hữu công trình xây dựng cần phải chuẩn bị để thực hiện cấp sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất.

Lưu ý rằng, để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, công trình xây dựng của doanh nghiệp không phải là nhà ở phải thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Các trường hợp này bao gồm:

  • Được tạo lập thông qua đầu tư xây dựng mới sau khi có quyết định đầu tư xây dựng, được cấp giấy phép xây dựng…;

  • Hoặc được tạo lập thông qua hình thức mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi,... theo quy định;

  • Hoặc được xác nhận công trình tồn tại trước khi có quy hoạch mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Như vậy, doanh nghiệp là chủ sở hữu công trình xây dựng trên đất được quyền đăng ký, cấp giấy chứng nhận khi được tạo lập hợp pháp theo một trong những cách đã được chúng tôi nêu ở trên.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng bao gồm các loại giấy tờ như chúng tôi đã nêu ở trên.

Chủ đầu tư công trình xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giấy tờ để thực hiện thủ tục đăng ký cấp sổ hồng được nhanh chóng, thuận lợi.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựngHồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng

Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng thế nào?

Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng (lần đầu) được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thông qua các bước như:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

  • Bước 2: Thẩm định hồ sơ, xác nhận điều kiện cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

  • Bước 3: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hoàn thành nghĩa vụ tài chính

  • Bước 4: Trả kết quả

Chi tiết các công việc thực hiện trong từng bước xin cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

  • Chủ đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như chúng tôi đã nêu ở trên và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có tài sản;

  • Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận cho người nộp;

Bước 2: Thẩm định hồ sơ, xác nhận điều kiện cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc chuyên môn gồm:

  • Trích lục bản đồ địa chính/trích đo địa chính đối với thửa đất có tài sản;

  • Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

  • Kiểm tra hồ sơ đề nghị, đăng ký cấp giấy chứng nhận, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết;

  • Xác nhận đủ điều kiện cấp sổ hồng hoặc không đủ điều kiện cấp sổ hồng theo quy định;

  • Lập, gửi phiếu chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để tính toán tiền thuế, lệ phí trước bạ;

  • Chuyển hồ sơ sang cơ quan cơ quan Tài nguyên và Môi trường để trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp sổ hồng;

  • Cập nhật, chỉnh lý thông tin biến động trong hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

Bước 3: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hoàn thành nghĩa vụ tài chính

  • Cơ quan thuế thông báo cho người yêu cầu về các khoản thuế, phí, lệ phí;

  • Trường hợp đủ điều kiện cấp sổ hồng, người yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp lại biên lai xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ để nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả của văn phòng đăng ký đất đai;

  • Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp sổ đỏ cho người yêu cầu nếu có đủ điều kiện và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối nếu không đủ điều kiện cấp sổ hồng;

Bước 4: Trả kết quả

  • Người yêu cầu nhận kết quả sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo ngày hẹn trả kết quả;

Như vậy, các bước cụ thể tiến hành cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng cho doanh nghiệp được chúng tôi giải đáp như trên.

Việc cấp sổ hồng được thực hiện khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ điều kiện luật định và người yêu cầu đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo;

Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựngThủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng

Cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng có mất phí không?

Tương tự như trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên đất, khi cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng, chủ đầu tư phải chịu các khoản thuế, phí, lệ phí sau đây:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu tài sản được hình thành thông qua giao dịch nhận tặng cho, hoặc nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế… (nếu có);

    • Thuế suất được áp dụng được tính là 20% giá trị của tài sản;

  • Lệ phí trước bạ: Được tính bằng 0,5% giá trị của công trình xây dựng trên đất tính theo bảng giá công trình xây dựng được quy định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình hoặc của Bộ Xây dựng;

  • Phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng trên đất: Chủ đầu tư phải chịu khoản phí, lệ phí này theo quy định của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Phí/thù lao ủy quyền thực hiện công việc: Đây là khoản phí theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người thực hiện công việc cấp sổ hồng cho chủ đầu tư;

  • Chi phí lập bản vẽ hoàn công công trình: Nếu chủ thầu, chủ đầu tư có nhu cầu làm lại bản vẽ hoàn công công trình xây dựng và mức phí này được tính theo thỏa thuận giữa các bên;

Như vậy, trong trường hợp không được miễn, chủ đầu tư phải chịu các khoản thuế, phí, lệ phí như chúng tôi đã nêu trên khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất.

Do chúng tôi chưa có đầy đủ thông tin nên chưa có kết luận chính xác số tiền mà doanh nghiệp của bạn phải nộp.

Từ những giải đáp của chúng tôi, bạn tự đối chiếu với trường hợp của mình để có đáp án phù hợp.

HieuLuat đã cung cấp, giải đáp cho bạn đọc về vấn đề cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X