hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 26/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực quy định thế nào?

Nhiều phụ huynh, học sinh tìm hiểu cấu trúc đề thi đánh giá năng lực. Đây là một kỳ thi dành cho học sinh cuối cấp THPT,  bao gồm các bài thi tổng hợp để đánh giá năng lực của thí sinh.

Câu hỏi: Xin chào HieuLuat. Tôi đang dự định năm sau cho con tham dự kỳ thi đánh giá năng lực. Cho tôi xin thông tịn về kỳ thi này, cấu trúc đề thi ra sao?

Thi đánh giá năng lực là thế nào?

Chào bạn, thi đánh giá năng lực gồm bài thi tổng hợp về ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh), Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu, cũng như khả năng giải quyết vấn đề

Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực là cách giúp các học sinh tăng cơ hội được trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng mong muốn, còn là cơ hội để kiểm tra lại lượng kiến thức, kỹ năng và năng lực thí sinh đã học trong suốt 3 năm học THPT.

Kỳ thi Đánh giá năng lực giúp thí sinh tâm lý thoải mái hơn trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng là cơ hội quan trọng để thử sức và tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào những năm đại học.

cấu trúc đề thi đánh giá năng lực quy định thế nàoCấu trúc đề thi đánh giá năng lực thế nào là điều nhiều người quan tâm.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài thi HSA (đánh giá năng lực) gồm 03 phần thi:

Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).

Phần 2: Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút), Phần 3 - Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).

Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có:

- 132 câu hỏi trắc nghiệm có 04 lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất,

- 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học

- 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.

Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm, có thể kèm thêm từ 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.

Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) sẽ được trộn vào ngẫu nhiên. Với những bài thi có câu hỏi thử nghiệm thì thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút.

Kiến thức trong phần 1 và 2 được phân bổ như sau:

- Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%

- Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%

- Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.

Phần 3: Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.

Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM

- Phần 1: Tập trung vào tư duy định tính với 40 câu hỏi trắc nghiệm về văn học và ngôn ngữ.

- Phần 2: Tư duy định lượng, bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm về toán học, thống kê và xử lý số liệu.

- Phần 3: Giải quyết vấn đề, chứa 40 câu hỏi về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội.

Điểm số của bài thi đánh giá năng lực được xác định bằng hình thức thi trắc nghiệm hiện đại dựa trên Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory – IRT). Mỗi câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của nó.

Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó

- Phần Sử dụng ngôn ngữ có giá trị tối đa là 400 điểm

- Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu có giá trị tối đa là 300 điểm

- Phần giải quyết vấn đề có giá trị tối đa là 500 điểm.

Mục tiêu đánh giá

Số câu

Nội dung

Phần 1: Tư Duy Định Tính - Sử dụng ngôn ngữ

1.1 Tiếng Việt

20

Bài kiểm tra đánh giá kiến thức văn học bao gồm các câu hỏi và đoạn văn, đánh giá khả năng sử dụng từ vựng, hiểu biết và phân tích các bài viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.

1.2 Tiếng Anh

20

Phần 2: Tư duy Định Lượng - Toán học – Tư duy logic – Phân tích số liệu

2.1 Toán học

10

Các khía cạnh khác của kiến thức toán học cơ bản được mở rộng trong chương trình giáo dục phổ thông

2.2 Tư duy logic

10

Một số câu hỏi trong đề thi mang tính chất  lập luận và tư duy logic, yêu cầu thí phải suy nghĩ từ các dữ kiện đã được cung cấp.

2.3 Phân tích số liệu

10

Những câu hỏi yêu cầu phân tích và lựa chọn đáp án phù hợp với các bảng số liệu được cung cấp.

Phần 3: Giải quyết vấn đề

3.1 Hóa học

10

Các vấn đề liên quan đến kiến thức về khoa học xã hội và tự nhiên.

3.2 Vật Lý

10

3.3 Sinh học

10

3.4 Địa lí

10

3.5 Lịch sử - Chính trị - Xã hội

10

Tổng cộng

120

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội điều chỉnh cấu trúc và nội dung bài thi Đánh giá tư duy để mở rộng áp dụng cho các trường đại học, học viện khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược và phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành và phổ thông mới.

Bài thi sẽ được điều chỉnh về thời lượng, giảm xuống còn 150 phút thay vì thi 270 phút như trước, loại bỏ tư duy theo tổ hợp môn học gồm Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên và tiếng Anh. Nội dung bài thi tập trung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề để đáp ứng nhu cầu mở rộng áp dụng kiến thức thực tiễn của các trường học.

Mục tiêu đánh giá

Số câu

Nội dung

Phần 1: Tư duy toán học

1.1 Số học

40

Đòi hỏi truy cập kiến thức Toán học bằng trí nhớ, kết hợp thông tin đã cho, mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học, diễn giải, áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.

Trong phần tư duy Toán học, đặc biệt chú trọng đến tư duy định lượng và khả năng áp dụng phép tính hoặc ghi nhớ các công thức.

1.2 Đại số

1.3 Hàm số

1.4 Hình học

1.5 Thống kê

Phần 2: Tư duy đọc hiểu

2.1 Tiếng Việt

20

Gồm nhiều chủ đề thú vị như kinh tế, khoa học, công nghệ…Thí sinh cần có tư duy tổng hợp và phân tích những thông tin có sẵn trong các đoạn văn bản để trả lời các câu hỏi trong bài thi.

Phần thi tư duy đọc hiểu cũng đòi hỏi thí sinh cần hiểu rõ ý nghĩa chính xác của từ, cụm từ cũng như có khả năng phân tích các biện pháp nghệ thuật của tác giả

Phần 3: Tự duy Khoa học

3.1 Lĩnh vực khoa học

Đòi hỏi thí sinh sử dụng các kỹ năng phân tích và đánh giá dữ liệu khoa học thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh được đo lường khả năng giải thích dữ liệu, đề xuất phương án phù hợp dựa trên thông tin khoa học, thiết lập và thực hiện các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học sẽ được truyền tải qua ba định dạng khác nhau:

Biểu diễn dữ liệu: đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ

Tóm tắt nghiên cứu: Những thí nghiệm liên quan

Quan  điểm xung đột: hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau để phân tích các quan điểm xung đột

Trên đây là thông tin về Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực​. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X