Thực tế, thông ít trường hợp CCCD bị sai thông tin. Là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân nên việc chỉnh sửa thông tin khi bị sai đóng vai trò quan trọng.
Chào bạn, chúng tôi xin thông tin đến bạn các như sau:
1. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 thì thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân có thể sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được:
- Yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin về số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch….
- Sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin chứng minh Căn cước công dân hay các thông tin đã có trên thẻ Căn cước.
Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, thẻ Căn cước công dân có giá trị về mặt pháp lý rất cao, vì vậy nếu có sai thông tin cần điều chỉnh cho chính xác để không bị ảnh hưởng tới các quyền lợi pháp lý của công dân.
Khi làm căn cước công dân sai thông tin thì trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành nên việc thay đổi lại cung cần được thống nhất từ các nguồn dữ liệu khác. Với những giá trị về mặt pháp lý đó thì có thể thấy được tầm quan trọng của thẻ căn cước công dân trong ứng dụng với cuộc sống hàng ngày. Cũng dựa trên đó mà khi đi cấp đổi lại thẻ CCCD bị sai thông tin các cá nhân cần kiểm tra thông tin ở các phiếu khai và đối chiếu với các thông tin trong giấy tờ và khi nhận thẻ căn cước cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng.
2. Được cấp đổi lại CCCD gắn chip trong trường hợp nào?
Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng
- Xác định lại giới tính, quê quán
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân
- Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy, sai sót về thông tin trên thẻ thuộc trường hợp được cấp lại Căn cước công dân.
Theo quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC, nếu đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí.
Tuy nhiên, nếu sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ là 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3. Thủ tục đổi thẻ CCCD bị sai thông tin
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chip bị sai thông tin được thực hiện như sau:
Bước 1 - Đến cơ quan công an đề nghị đổi thẻ
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.
Bước 2 - Tiếp nhận thông tin công dân
Cán bộ Công an tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD tiếp nhận thông tin công dân bằng cách tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
Đồng thời in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên và thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3 - Thu lại CCCD đang sử dụng
Cán bộ Công an thu lại thẻ CCCD bị sai thông tin, sau đó thực hiện tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có) và xử lý, phê duyệt hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Bước 4 - Trả kết quả đổi thẻ CCCD
Nếu công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý CCCD phải đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc nếu đổi CCCD; không quá 15 ngày làm việc nếu cấp lại CCCD.
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc với tất cả các trường hợp.
4. CCCD sai địa chỉ thường trú thì làm thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 37/2021/NĐ-CP:
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Như vậy, trường hợp thẻ căn cước công dân của bạn bị sai địa chỉ thuộc trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân.
Bạn có thể làm thủ tục cấp đổi thẻ CCCD gắn chip tại nơi tạm trú. Thủ tục cấp, đổi thẻ thực hiện các bước như hướng dẫn trên.
HieuLuat vừa thông tin về vấn đề CCCD bị sai thông tin. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Dùng CCCD gắn chip, cần lưu ý những gì để không bị lộ thông tin?