hieuluat
Chia sẻ email

Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Khi thận bị tổn thương như suy thận, xơ thận, sỏi,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Chạy thận sẽ tốn một số tiền không nhỏ, vậy chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Mục lục bài viết
  • Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?
  • BHYT chi trả cho bệnh nhân chạy thận như thế nào?
  • Điều kiện được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh
Câu hỏi: Tôi đã tham gia BHYT liên tục hơn năm năm, nay tôi đi khám thì phát hiện suy chức năng thận nặng và có thể phải tiến hành chạy thận trong thời gian sắp tới nếu sức khỏe không tiến triển. Vậy chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bãi bỏ Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:

Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

  • Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

  • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

  • Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

  • Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, người có nhu cầu chạy thận nếu có tham gia BHYT thì có thể được BHYT hỗ trợ các khoản chi phí khám chữa bệnh theo quy định.

BHYT chi trả cho bệnh nhân chạy thận như thế nào?

Chạy thận nhân tạo phải kết hợp nhiều quá trình xây dựng gồm 11 khoản chi phí khác nhau như dây lọc máy, dịch lọc, màng lọc,... 

Vì có nhiều công đoạn khám chữa bệnh và đòi hỏi phải có trang thiết bị, bác sĩ chuyên môn nên chi phí chạy thận nhân tạo khá cao so với thu nhập chung của người lao động hiện nay. 

Mức chi trả của BHYT cho việc chạy thận nhân tạo còn phụ thuộc vào đối tượng người khám được hưởng 80%, 95% hay 100%.

Trường hợp chạy thận đúng tuyến*

Trường hợp bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh đúng tuyến đăng ký BHYT sẽ được hưởng dịch vụ chạy thận nhân tạo 567.000 đồng/lần căn cứ tại Thông tư 22/2023/TT-BYT về Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Đối với trường hợp tham gia BHYT 5 năm liên tục và có chi phí đồng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở (10.800.000 đồng) trong năm Dương lịch và đi đúng tuyến, người bệnh còn được cấp Giấy chứng nhận không đồng chi trả và thanh toán lại chi phí đồng chi trả đã vượt quá 6 tháng lương cơ sở.

Trường hợp chạy thận trái tuyến*

Trong trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, bệnh nhân được hưởng BHYT như trường hợp đúng tuyến khi đi khám chữa bệnh trái tuyến có xuất trình BHYT tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Trường hợp chạy thận nhân tạo khi đang điều trị nội trú trái tuyến (có xuất trình BHYT) tại tuyến Trung ương thì người bệnh được hưởng 40% quyền lợi theo đối tượng. 

Các trường hợp bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến thì chi phí đồng chi trả cho đợt khám đó không được tính để cấp giấy chứng nhận miễn đồng chi trả.

Như vậy, chạy thận nhân tạo là một trong những mục khám chữa bệnh được BHYT hỗ trợ. Ngoài ra, BHYT còn hỗ trợ thêm về các loại thuốc nhằm hỗ trợ chạy thận đối với bệnh nhân cho các loại bệnh nền khác, chi phí phát sinh khác khi khám chữa bệnh.

Điều kiện được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh

Điều kiện được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnhĐiều kiện được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh

Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh.

Khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, mức chi phí cho 01 lần khám bệnh là 270.000 đồng.

Theo đó, người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 270.000 đồng thì không phải thực hiện cùng chi trả.

Đồng thời để được BHYT hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Khám đúng tuyến nơi đăng ký BHYT ban đầu;

  • Chạy thận tại cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với cơ quan BHXH, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện dịch vụ kỹ thuật chạy thận nhân tạo;

  • Có chỉ định của bác sĩ điều trị có đủ điều kiện pháp lý;

  • Cơ sở khám chữa bệnh mua sắm máy chạy thận, thuốc, vật tư y tế theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết Chạy thận có được hưởng bảo hiểm không?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X